Tả cái đàn bầu – một nhạc cụ dân tộc – Văn mẫu lớp 2
Đánh giá bài viết Tả cái đàn bầu – một nhạc cụ dân tộc – Văn mẫu lớp 2 Lần đầu, em được nhìn thấy tận mắt cái đàn bầu và nghệ sĩ chơi đàn bầu trong Hội diễn Nghệ thuật Dân tộc. Cái đàn bầu thật độc đáo: chỉ có một dây căng vào một cái cần uốn cong, có quả bầu khô, một đầu đính vào một ...
Đánh giá bài viết Tả cái đàn bầu – một nhạc cụ dân tộc – Văn mẫu lớp 2 Lần đầu, em được nhìn thấy tận mắt cái đàn bầu và nghệ sĩ chơi đàn bầu trong Hội diễn Nghệ thuật Dân tộc. Cái đàn bầu thật độc đáo: chỉ có một dây căng vào một cái cần uốn cong, có quả bầu khô, một đầu đính vào một cái giá gỗ, hộp gỗ, dài độ một mét. Nghe nói ngày xưa, người gảy đàn bầu ngồi trên chiếc chiếu, dây ...
Tả cái đàn bầu – một nhạc cụ dân tộc – Văn mẫu lớp 2
Lần đầu, em được nhìn thấy tận mắt cái đàn bầu và nghệ sĩ chơi đàn bầu trong Hội diễn Nghệ thuật Dân tộc.
Cái đàn bầu thật độc đáo: chỉ có một dây căng vào một cái cần uốn cong, có quả bầu khô, một đầu đính vào một cái giá gỗ, hộp gỗ, dài độ một mét. Nghe nói ngày xưa, người gảy đàn bầu ngồi trên chiếc chiếu, dây đàn bầu bẳng dây tơ. Ngày nay đàn bầu được cải tiến, dùng hộp gỗ thay vỏ quả bầu khô, dây đàn bằng dây kim loại. Nghệ sĩ gảy đàn bầu ngồi trên ghế, đàn bầu được gá vào mặt bàn.
Tiếng đàn bầu không kêu ‘Tích tịch tình tang” như tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà kêu nỉ non, trầm đục, ngần nga, véo von, thánh thót,… thật huyền diệu. Người nghệ sĩ dùng tay phải cầm que gảy, tay trái rất mềm mại nắn cần đàn lúc diễn tấu. Ba bài dân ca Quan họ được nghệ sĩ Thanh Nga biểu diễn đêm ấy đã lắng hồn em mãi. Tiếng đàn bầu nỉ non, mê li,… nghe như gió thổi, như mưa rơi. Nghe như tiếng suối…
Ngắm chiếc đàn bầu, nghe tiếng đàn bầu, ta mới thấy con người Việt Nam thật tài hoa, tâm hồn Việt Nam vô cùng đẹp đẽ.