01/06/2017, 12:12

Tả cái bàn học

Tập làm văn lớp 4: Em hãy tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em. Bài làm Từ khi bước vào lớp một, em luôn ao ước có được một chiếc bàn bằng gỗ. Nhưng mẹ em bảo rằng: “Bao giờ lên lớp 4, sách vỏ có nhiều thì mẹ sẽ mua con ạ”. Thấm thoát đã nhiều năm trôi qua, ngày khai giảng lớp 4 đã ...

Tập làm văn lớp 4: Em hãy tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em. Bài làm Từ khi bước vào lớp một, em luôn ao ước có được một chiếc bàn bằng gỗ. Nhưng mẹ em bảo rằng: “Bao giờ lên lớp 4, sách vỏ có nhiều thì mẹ sẽ mua con ạ”. Thấm thoát đã nhiều năm trôi qua, ngày khai giảng lớp 4 đã tới. Và mẹ đã giữ lời hứa, mua cho em một chiếc bàn mới to và đẹp hơn chiếc bàn cũ rất nhiều. Chiếc bàn mới của em mới xinh xắn làm sao! Bàn được đóng bằng gỗ xoan đào, đánh véc-ni ...

 Tập làm văn lớp 4: Em hãy tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.

Bài làm

Từ khi bước vào lớp một, em luôn ao ước có được một chiếc bàn bằng gỗ. Nhưng mẹ em bảo rằng: “Bao giờ lên lớp 4, sách vỏ có nhiều thì mẹ sẽ mua con ạ”. Thấm thoát đã nhiều năm trôi qua, ngày khai giảng lớp 4 đã tới. Và mẹ đã giữ lời hứa, mua cho em một chiếc bàn mới to và đẹp hơn chiếc bàn cũ rất nhiều.

ta cai ban hoc

Chiếc bàn mới của em mới xinh xắn làm sao! Bàn được đóng bằng gỗ xoan đào, đánh véc-ni bóng loáng. Những đường vân gỗ nổi lên như những dải lụa đào trông thật đẹp mắt.

Chiếc bàn của em có tới ba ngăn cơ đấy. Ngăn thứ nhất rất rộng, em xếp sách giáo khoa. Ngăn thứ hai em để vỏ ô li. Ngăn thứ ba em xếp tập giấy kiểm tra và hộp bút. Ngoài ba ngăn này, em còn có một ngăn kéo nhỏ ở dưới để xếp các đồ dùng học tập mới chưa dùng đến như vở mới, bút mực mới.

Thời gian cứ thế trôi qua, nhưng tối nào cũng vậy, em đều tự giác ngồi vào bàn học bài. Những làn gió nhẹ lướt qua cánh cửa sổ ùa vào khẽ lật trang vỏ mới. Chú mèo mướp đi rón rén dưới gầm bàn, một âm thanh xạt xạt từ dưới chân bàn phát ra. Dường như bàn muốn nói: “Cô chủ ơi! Hãy tập trung học bài cho tốt nhé”.

Kể từ đó, bàn đã trở thành người bạn thân thiết của em. Sau này, dù có được làm việc trên những chiếc bàn đẹp hơn, tốt hơn nhưng em luôn nhớ về chiếc bàn như một kỉ vật trong những năm tháng em học tập dưới mái trường tiểu học thân yêu.

Trần Thị Tâm - Phú Thọ

Nhân xét của giáo viên:

Những ưu điểm cẩn học tập

Chọn cách mở bài gián tiếp, bạn Tâm đã khéo léo giới thiệu về lai lịch của chiếc bàn. Phần thân bài tả theo trình tự hợp lý (từ chất liệu, màu sắc, đến kiểu dáng của bàn, rồi đến cấu tạo của hộc bàn).

Bài viết diễn đạt tự nhiên, có cảm xúc, chuyển ý tốt: “Chiếc bàn của em mới xinh xắn làm sao!”, “Chiếc bàn của em có tới ba ngăn cơ đây”. Hình ảnh so sánh: “Những đường vân gỗ nổi lên như dải lụa đào” là một hình ảnh đẹp, có tính gợi hình cao.

2. Những hạn chế cẩn rút kinh nghiệm

- Một số từ ngữ dùng hơi gượng ép, chưa phù hợp.

- Phần thân bài chưa đủ ý, bạn Tâm mới chỉ tập trung tả bao quát chiếc bàn và một bộ phận của chiếc bàn là hộc bàn mà chưa chú ý tả các bộ phận khác như: mặt bàn, chân bàn, kích thước của bàn

- Đoạn văn thứ ba của phần thân bài viết chưa thật tự nhiên, còn gượng gạo.

Bài luyện tập:

1. Em hãy thay từ ngữ được in đậm trong 2 câu văn dưới đây bằng từ ngữ khác cho phù hợp hơn.

a) Thấm thoát đã nhiều năm trôi qua, ngày khai giảng lớp 4 đã tới.

b) Sau này, dù có được làm việc trên những chiếc bàn tốt hơn, nhưng em luôn nhớ về chiếc bàn như một kĩ vật trong những năm tháng em học tập dưới mái trường tiểu học thân yêu.

2. Viết lại đoạn văn thứ ba trong phần thân bài: “Thời gian cứ thế trôi qua... học bài cho tốt nhé” cho tự nhiên và hợp lý.

3. Giúp bạn viết thêm câu văn tả một số bộ phận của chiếc bàn như mặt bàn, chân bàn ... để bài văn hoàn chỉnh hơn (chú ý sử dụng so sánh hoặc nhân hoá).

4. Em hãy viết bài văn tả cái bàn học ở lớp (hoặc ở nhà) của em.

0