03/06/2017, 23:13

Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng (Bài 2)

Qua nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyên Hồng, tất cả chúng ta đều có thế nhận thấy rằng chất liệu chủ đạo mà ông sử dụng cho sáng tác của mình được lấy từ cuộc sông của những con người khốn khó hay của chính ông? Hồi kí Những ngày thơ ấu của ông là một trong những tác phẩm như vậy. Tình mẫu tử như ...

Qua nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyên Hồng, tất cả chúng ta đều có thế nhận thấy rằng chất liệu chủ đạo mà ông sử dụng cho sáng tác của mình được lấy từ cuộc sông của những con người khốn khó hay của chính ông? Hồi kí Những ngày thơ ấu của ông là một trong những tác phẩm như vậy. Tình mẫu tử như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đoạn trích Trong lòng mẹ của hồi kí này.

Mẫu là mẹ, tử là con. Tình mẫu tử là tình yêu thương chăm sóc của mẹ dành cho con, là sự kính trọng biét ơn của con dành cho mẹ. Tất thảy những tình cảm đó tưởng chừng như bình thường, vậy mà dưới ngòi bút của Nguyên Hồng nó lại trở nên cụ thể máu thịt, từ sự kết nối đó tạo nên ba chữ tình mẫu tử. Và trong đoạn trích này, tình cảm thiêng liêng đó được phát triển và trở thành đỉnh điểm của tình cảm con người.
 
Ngay từ đầu đoạn trích, với nghệ thuật xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật, nhà văn đã tạo nên tình huống đối thoại giữa nhân vật ngưòi cô và chú bé Hồng. Những lời nói cay độc và đay nghiên của cô, đã khiến cho chú bé Hồng bộc lộ lòng yêu thương mẹ cháy bỏng khi người mẹ đáng thương đó phải đi tha phương cầu thực ở đát quê người.
 
Có thể thấy ngay từ câu hỏi đầu tiên, người cô đã trút lên đầu đứa cháu tội nghiệp những lời mỉa mai cay độc:
 
- Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
 
Với nụ cười nửa miệng và câu hỏi thăm dò đó, người cô đã đánh trúng vào nỗi đau đớn phải xa mẹ của chú bé. Người cô ruột đó đại diện cho sự lạng lùng nghiệt ngã của những hủ tục phong kiến ngày xưa, cho nên sẵn sàng nói cho sướng miệng cho hả dạ. Không mảy may nghĩ đến nỗi đau đớn của đứa cháu đáng thương. Hai anh em mới mấy tuổi đầu mà đã mồ côi cha, mẹ đi biệt xứ. Không được sông trong tình yêu thương, em phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng, sự khinh srhét của người cô ruột, có thể nói cuộc sông quanh em là những khổ đau và bất hạnh. Muôn Hồng khinh ghét, ruồng rẫy mẹ bà ta đã không từ một thủ đoạn nào để làm cho đứa cháu ruột của mình phải đau đớn tuyệt vọng.
 
Trong hoàn cảnh đó, tình yêu mẹ đã khiến cho em không dễ bị những rắp tâm dơ bẩn của người cô đánh lừa. Em yêu thương mẹ bằng nguyên vẹn trái tim mình, không gì có thể khiến cho em thay lòng đổi dạ và em khẳng định “cuối năm nhất định mợ cháu sẽ về”. Câu trả lời đó thật cứng cỏi thật chắc chắn bởi nó được thốt ra từ chính miệng em, từ chính trái tim từ lòng yêu quý, sự tin tưởng mà em dành cho mẹ mình.
 
Suốt cả đoạn trích, ta thấy cậu bé với bản năng tự vệ, phải gồng lên kín đáo để bảo vệ người mẹ đang biệt xứ nơi xa. Nhiều lúc chú bé phải “cười trong nước mắt” lúc khác lại “nước mắt ròng ròng”. Những giọt nước mắt đó là nỗi đau, là sự day dứt mà chú bé phải hứng chịu thay cho mẹ, khác nào dơ vai ra đỡ những nhát dao đâm vào mẹ. Có thể thấy trong tâm hồn em đang có một sự đấu tranh quyết liệt. Em mong muôn bảo vệ mẹ để không ai xen vào tình cảm mẹ con, để niềm tin vào ngày đoàn tụ trong em không bao giờ tan vỡ. Em muốn cùng mẹ đối mặt với lễ giáo phong kiến, em không muôn mẹ mình cứ phải sống chui sống lủi, giấu giếm như một kẻ ăn cắp. Đứa trẻ đó có một mong ước cháy bỏng “giá như những hủ tục đày đoạ mẹ, như một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai ngầu nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Chỉ có tình cảm mẫu tử thiêng liêng mới tạo cho bé Hồng sức mạnh lớn lao ấy.
 
Ở cuối đoạn trích hai mẹ con Hồng đã được gặp nhau là trường đoạn thấm đẫm tình yêu thương, trìu mến của tình mẹ con. Thoáng thấy bóng mẹ em đã cất tiếng gọi. Hồng đã run rẩy vì sợ bị nhầm. Hình ảnh so sánh sự sợ sệt đó với “người bộ hành đi trên sa mạc” thật là sâu sắc. Tiếng gọi của Hồng như xé tan không gian u ám của sự xa cách trong chế độ phong kiến xưa. Được mẹ ôm vào lòng, hơi ấm của mẹ đã xua tan những nỗi đau từ trước, trái tim rạn nứt đó đã trở nên lành lặn, khoẻ mạnh. Mọi rắp tâm tanh bẩn dường như không còn tồn tại nữa mà thay thế vào đó là tình mẫu tử đẹp đẽ và chứa chan niềm hạnh phúc “gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Được cảm nhận tình thương, được ngửi thấy “hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn do hơi trầu phả ra...” - những thứ thật bình thường vậy mà đốì với Hồng là những điều thật thiêng liêng. Đây được coi là đỉnh điểm của tình mẫu tử ở trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
 
Cảm ơn Nguyên Hồng, ông đã giúp cho ta cảm nhận được tình mẹ con sâu nặng, tình mẫu tử cao quý thiêng liêng.

0