12/02/2018, 15:27

Suy nghĩ về lời xin lỗi và cảm ơn

Đề bài: Suy nghĩ của em về lời xin lỗi và cảm ơn Bài làm Trong cuộc sống lời xin lỗi cùng hai tiếng cảm ơn luôn là những nguyên tắc đạo đức thiết thực nhất mà mỗi người cần có trong văn hóa ứng xử. Biết nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ và biết xin lỗi khi mắc sai lầm ...

Đề bài: Suy nghĩ của em về lời xin lỗi và cảm ơn

Bài làm

Trong cuộc sống lời xin lỗi cùng hai tiếng cảm ơn luôn là những nguyên tắc đạo đức thiết thực nhất mà mỗi người cần có trong văn hóa ứng xử. Biết nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ và biết xin lỗi khi mắc sai lầm cũng là một cách thể hiện lòng tự tôn của chính bản thân mình

Biết cảm ơn và biết nói lời xin lỗi là một nguyên tắc cơ bản nhất trong văn hóa giao tiếp giữa con người với con người. 
Khi được giúp đỡ, con người ta cần phải nói lời cảm ơn đến ân nhân của mình, đó là phép lịch sự tối thiểu. Khi nhận được lời cảm ơn chân thành từ người mình ban ơn, người làm ơn cũng sẽ thấy vui, thấy ấm lòng vì nhận ra rằng sự giúp đỡ của mình là có ích, đã mang lại điều tốt đến cho mọi người.

Khi mắc phải lỗi lầm với người khác thì phải biết xin lỗi, nhận lỗi sai của mình, có như vật, mâu thuẫn giữa mọi người mới được giảm nhẹ, đồng thời cũng thể hiện văn hóa của người mắc lỗi, biết nhận cái sai là sẽ biết sửa sai.

Biết cảm ơn và xin lỗi đúng hoàn cảnh, đúng thời điểm sẽ giúp lòng mình được thanh thản, nhẹ nhõm hơn. Lời cảm ơn, xin lỗi lịch sự, chân thành sẽ khiến con người với con người gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn, gắn kết nhau hơn vì những điều tưởng như bình dị, giản đơn nhưng có tầm quan trọng vô cùng 

Nếu chúng ta không biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, người làm ơn sẽ nhận thấy sự thiếu tôn trọng họ từ bạn, rằng việc làm của họ và vô nghĩa và sự giúp đỡ sẽ không có lần thứ hai. Không chịu xin lỗi, không chịu nhận lỗi khi làm sai sẽ khiến cho mối quan hệ của bạn trở nên căng thẳng, bạn sẽ bị đánh giá là một con người thiếu lễ độ, sự tôn trọng với bạn sẽ bị suy giảm trầm trọng.

Tuy nhiên, điều đáng nói hiện nay là tình trạng những lời cảm ơn, xin lỗi dường như không còn sự phổ biến hay còn tồn tại nhưng lại bao hàm ý nghĩa xã giao rõ rệt. Đặc biệt là các bạn trẻ với lối suy nghĩ đề cao cá nhân, các bạn rất cân nhắc khi đưa ra lời xin lỗi vì cho rằng như vật là tự hạ thấp bản thân mình hay nói ra những lời cảm ơn không có nhiều tình cảm.

Đất nước ngày một đổi mới, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện nhưng với sự nhu nhập của văn hóa và nhu cầu vật chất ngày càng cao khiến cho con người ngày càng thờ ơ, vô cảm với nhau, ít quan tâm nhau và có nhiều sự tính toán thiệt hơn với nhau để giành lấy phần hơn về cho mình. Để rồi, chính những lối ứng xử văn hóa đạo đức tưởng chừng đã trở thành đạo lý, truyền thống cũng bị mai một dần, lời cảm ơn và xin lỗi cũng vậy.

Không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi sẽ dễ khiến cho tâm hồn con người trở nên chai sạn, vô cảm. Con người với con người trong xã hội mất đi sự gắn kết. Con người không viết nói lời cảm ơn là những người vô ơn bạc nghĩa, những người không biết nói lời xin lỗi là bất nghĩa, thiếu đạo đức

Đừng coi thường lời cảm ơn, xin lỗi tưởng chừng nhỏ bé và vô hại, nó là bề nổi của đạo đức nhưng đừng để nó bị thoái trào. Người ta thường nói: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để cho thấy tầm quan trọng của ứng xử giao tiếp trong cuộc sống. Văn hóa, đạo đức, lòng tự tôn và cách đánh giá về một con người cũng từ đó mà ra. Tuy nhiên, lời cảm ơn và xin lỗi phải thành tâm, xuất phát từ sự chân thành thì đó mới thực sự tạo nên những ý nghĩa tốt đẹp thực sự.

Hãy biết nói lời cảm ơn khi được nhận ơn và biết nói lời xin lỗi khi mắc sai lầm, đó là phép lịch sự tối thiểu nhất, cũng là thước đo nhân cách của mỗi người. Hãy xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp trước mắt mọi người từ những chuyện nhỏ nhặt nhất, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành.

Nguyễn Lưu

Từ khóa tìm kiếm

  • suy nghi cua em ve loi cam on va xin loi
  • cảm nghĩ về lời xin
  • phan tich ve loi cam on
  • suy nghi ve loi cảm ơn và xin lỗi
  • VJA xin lỗi vì sự suy đồi vô văn hoá của mình!”
0