Suy nghĩ gì về đoạn thư sau đây được cho là của Tổng thông Mĩ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường con trai mình đang học: “Xin hãy giúp cho cháu thấy được thế giới kì diệu của sách.....
Suy nghĩ gì về đoạn thư sau đây được cho là của Tổng thông Mĩ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường con trai mình đang học: “Xin hãy giúp cho cháu thấy được thế giới kì diệu của sách..... Bức thư dù đã trải qua hơn hai trăm năm nhưng vẫn được mọi người nhớ đến. Chính những lời cầu ...
Suy nghĩ gì về đoạn thư sau đây được cho là của Tổng thông Mĩ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường con trai mình đang học: “Xin hãy giúp cho cháu thấy được thế giới kì diệu của sách.....
Bức thư dù đã trải qua hơn hai trăm năm nhưng vẫn được mọi người nhớ đến. Chính những lời cầu khẩn rất khẩn thiết của người cha, cũng là một vị Tổng thống gửi đến thầy giáo dạy con mình đã thực sự làm ai đã từng đọc qua bức thư phải bồi hồi cảm động, để rồi ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm lại bản thân.
Dàn ý
1. Hiểu được ý kiến của người viết thư:
- Người viết thư đề nghị nhà trường dạy cho con mình, cũng là dạy cho học sinh:
+ Biết thu nhận kiến thức từ sách vở.
+ Cần có một tâm hồn nhạy cảm, biết tự minh khám phá ý nghĩa của cuộc sống và vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.
2. Nêu ý nghĩ của bản thân
- Quan niệm trên (cho dù là của một vị Tổng thống, hay một công dân bình thường) thì nó vẫn giữ nguyên giá trị:
+ Không phủ nhận vai trò quan trọng của kiến thức sách vở, vì ờ đó có cả một “thế giới kì diệu”.
+ Tuy nhiên, kiến thức cuộc sống cũng quan trọng không kém.
+ Vai trò của sự tự học, tự chiêm nghiệm và “lặng lẽ suy tư”.
3. Rút ra bài học cho bản thân
- Học trong sách vở và trong cuộc sống.
- Biết yêu cuộc sống, biết nhận ra vẻ đẹp từ những điều bình dị nhất của vạn vật xung quanh ta.
Bài làm
Abraham – Lincon là một trong những vị Tổng thống lỗi lạc bậc nhất trong lịch sử của nước Mĩ. Một số thông tin cho rằng, ông từng viết một bức thư gửi thầy hiệu trưởng nơi con ông đang theo học với ước mong: “Xin thầy hãy dạy cho con tôi”, mà đến tận hai trăm năm sau, bức thư vẫn là một đề tài để mọi người bàn luận, suy ngẫm và chiêm nghiệm. Một trong những điều mà ông muốn, có đoạn như sau: “Xin thầy hãy dạy cho cháu nhìn thấy thè giới kì diệu của sách. Nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn đời của cuộc sống: Đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng, và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh".
Thật vậy để nhìn thấy được thế giới kì diệu của sách đó không phải là một điều đơn giản. Sách cũng có thể xem là một người thầy đóng vai trò quan trọng Hẫn dắt ta, giúp ta mở cánh cứa kì diệu của tri thức. Bước vào trong thế giới kì diệu ấy là một khoảng trời riêng cúa nhừng tâm hốn, chúng đầy màu sắc nhưng cũng nhiều cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau. Tuy nhiên để tìm thấy được sự đồng cảm, khám phá và tình yêu dành cho nó thì đó thật sự là một điều khó khàn. Vì vậy khám phá dế nhìn thấy được sự kì diệu của sách là vô cùng cần thiết. Sách chinh là một nguồn “tài nguyên' vô giá, nó cung cấp cho ta tri thức, trang bị cho ta một “hành trang” vững chắc dể ta bước vào đời. Và bàng chính “hành trang" đó ta khám phá được sự kì diệu của cuộc sống vì sách chính là hiện thân của cuộc sống. Nhưng khám phá cuộc sống lại không hể đơn gián như ta nghĩ, nó hết sức khó khàn, khắc nghiệt và đầy thử thách. Từ những cái chung, những cái nhỏ hẹp chỉ qua những câu vàn, câu chữ trên giấy đến cả một thế giới kì diệu của cuộc sống, nó sống động, muôn màu, muôn vẻ. Nó to lớn đến tận cùng và cũng muôn hình vạn trạng.
Cuộc sống không phải là một mẻ lưới của số phận, nó chính là sự giao hoà giữa những cá thể, mọi người đều có một cuộc sống riêng, một cảnh ngộ riêng như “mỗi cây mỗi hoa, mỗi người mỗi cảnh”. Vì vậy khám phá cuộc sống “lặng lẽ suy tư” chính là đem đến cho ta niềm vui, tự tạo cho ta hạnh phúc, vì hạnh phúc cũng chẳng ở đâu xa, nó chỉ xung quanh ta. Khi ta khám phá cuộc sông chính là ta đã học được nhiều điều mà sách vở, trường lớp không thể dạy ta được, ta sẽ thoả mãn với những bài học của bản thân như khi ta vấp ngã chính là lúc ta học được cách đứng lên, khi ta cho đi cũng là được nhận lại, khi ta làm tổn thương một ai đó cũng là bản thân ta đang bị tổn thương,… Và hàng ngàn lời giải đáp cho câu hỏi tại sao về sự bí ẩn của tự nhiên: Tại sao con bướm trước khi trưởng thành có đôi cánh đẹp sặc sỡ lại chỉ là một con sâu bé nhỏ, tại sao sau cơn mưa cầu vồng lại xuất hiện và chỉ có bảy màu mà không phải nhiều hơn, … Câu trả lời chính do chúng ta phải tự khám phá lấy, mỗi người sẽ có một đáp án cho riêng mình. Đối diện với cuộc sống chính là một cách giúp ta lớn lên, trưởng thành và tự lập, đó chính là bài học vô giá nhất mà cuộc sống đã dạy cho ta. Nói cách khác ta khám phá cuộc sống chính là đang khám phá bản thân vì ta cũng chính là một cá thể tạo nên cuộc sông. Khám phá chính mình nghe thật là đơn giận nhưng có khi nó đổi lại cả một cuộc đời như khi chúng ta soi gương, người trong gương không ai khác chính là ta, vậy ta khám phá gì ở con người mà người đó giống ta từ ánh mắt, nụ cười đến cả dáng điệu, cử chỉ luôn tồn tại những câu hỏi khó khăn cho chúng ta. Nó cứ như một bài toán đố mà cuộc sống muốn “dành tặng” riêng cho mỗi người vậy!
Có thể nói cuộc đời mỗi người đều sẽ bước qua hai “cánh cổng”: một là cánh cổng kì diệu của tri thức, hai là cánh cổng kì diệu của cuộc sống. Thật vậy, sách cho ta một nền tảng kiến thức vững chắc, mở ra cho ta một chân trời của tri thức để từ đó ta khám phá cuộc sống dựa trên kiến thức của bản thân. Chúng ta bước ra thê giới kì diệu của sách để bước vào thê giới của cuộc sông nhiều màu sắc hơn và vẫn còn nhiều bí ẩn chờ ta khám phá. Vì vậy biết được việc dẫn dắt một ai đó đi qua cả hai “cánh cổng” kia là một sự thử thách, khó khăn vô cùng lớn, trách nhiệm đè nặng lên vai người thầy nên vị Tổng thống đã cầu khẩn hết sức chân thành: “Xin thầy hãy dạy cho con tôi”. Đó chính là nỗi lòng của người cha khi chứng kiến con mình những ngày đầu đi học, đứa con sẽ phải tự lập một mình khi không có người thân bên cạnh. Vì thế vai trò của người thầy quan trọng biết bao, chính là những người dìu dát ta những bước đi đầu tiên chập chửng nhưng nó sẽ ngày càng vững chãi theo thời gian. Những điều ta học được chính là những bài học vô giá mà không thể bị đánh đổi được.
Bức thư dù đã trải qua hơn hai trăm năm nhưng vẫn được mọi người nhớ đến. Chính những lời cầu khẩn rất khẩn thiết của người cha, cũng là một vị Tổng thống gửi đến thầy giáo dạy con mình đã thực sự làm ai đã từng đọc qua bức thư phải bồi hồi cảm động, để rồi ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm lại bản thân. Điều kì diệu nào cũng cần ta khám phá, chỉ có khám phá nó ta mới hiểu được bản chất của nó. Cuộc sông cũng thế, sự bí ẩn và kì diệu của nó vẫn đang chờ những ai muôn khám phá nó. Nó không hề khắt khe, nhưng nó sẽ “lựa chọn” những ai biết yêu thương cuộc sông, biết “lặng lẽ suy tư” để nhìn thấy những điều đẹp đẽ và rất giản dị vẫn hiện diện quanh ta. Lúc ấy, chắc chắn cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn, đáng yêu hơn.
soanbailop6.com