12/01/2018, 10:54

Suy nghĩ gì về câu tục ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau và liên hệ đời sống về hiện tượng này

Suy nghĩ gì về câu tục ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau và liên hệ đời sống về hiện tượng này Từ xưa đến nay “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, như một kinh nghiệm ứng xử khôn khéo, biết lựa miếng ngon để ăn, việc nhàn hạ để làm. ...

Suy nghĩ gì về câu tục ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau và liên hệ đời sống về hiện tượng này

Từ xưa đến nay “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, như một kinh nghiệm ứng xử khôn khéo, biết lựa miếng ngon để ăn, việc nhàn hạ để làm.

Bài làm

Từ xưa đến nay “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, như một kinh nghiệm ứng xử khôn khéo, biết lựa miếng ngon để ăn, việc nhàn hạ để làm.

Đó chẳng qua là lối sống khôn vặt, chăm chăm hưởng lợi, đùn đẩy khó khăn cho người khác. Đó là một hiện tượng xấu thường gặp trong đời sống, nó đi ngược với đạo lí làm người.

Khi tới dự đám cưới, mừng tân gia hay phúng viếng chia buồn... thì nhanh chân đi trước, ấy là tránh cái việc phải ăn những mâm cỗ thừa, cỗ dồn. Không chỉ “ăn” mới đi trước để có được miếng ngon mà cái sự nhanh chân để hưởng lợi tồn tại với đủ hình, đủ vẻ. Nhiều vị thủ trưởng nhờ rò rỉ thông tin biết được mảnh đất nọ sắp được quy hoạch, giá nâng lên thì lập tức biến nó thành của riêng. Người dân khi bán đất xong mới vỡ lẽ bị “hớt tay trên”. Hay cơ quan đang có đợt tuyển nhân viên, thế là các bậc cha mẹ vội vàng “đi trước”. Và việc thi tuyển chỉ còn là hình thức. Chọn việc dễ, dù mất mát tiền của, nhưng rõ ràng an toàn hơn so với “lội nước". Còn khi phải đối diện với những việc không lường được nguy hiểm, thì cứ từ từ, chờ xem người đi trước, có qua được an toàn hay không, rồi mới “liệu cơm gắp mắm". Trong cơ quan, xí nghiệp có nhiều vấn đề bức bối lắm. Mà giám đốc lại mới về, chẳng biết tính cách thế nào. Phản ánh tiêu cực. không may vị giám đốc mới kia là tuýp chỉ thích ngợi khen lại cho mình lắm chuyện. Thôi, cứ để anh nào có lá gan to. Họa anh ta chịu, mà nếu thấy được phúc thì lội theo sau cũng chưa muộn. Cứ thế, cấp trên ngại khó đẩy việc cho cấp dưới, cấp dưới lại ỷ lại. Có lần, đêm đã khuya, một người bạn cùng làm công an xã với bô' tôi đến đập cửa. Theo lời chú, có vụ đánh lộn giữa thanh niên mấy thôn ở quán rượu, công an xã cần xuất hiện ngay để dẹp. Trong khi bô' tôi hối hả chuẩn bị, thì chú ung dung ngồi rít thuốc lào, phả từng bụm khói vẻ khoan khoái. Và chú bảo bô' tôi không việc gì phải vội, để cho “bọn nó" đến trước. Lát nữa chỉ cần bô' tôi và chú đến lập biên bản, đợi chúng bớt men rượu rồi giải vài đứa về đồn là xong. Bây giờ lũ choai choai ấy đang say chẳng phân biệt ai với ai, léng phéng nó phang cho thì thiệt. Hoá ra, việc chú “xung phong” đến gọi bố tôi chỉ là nguỵ trang cho hình thức trốn tránh trách nhiệm. Sự khôn vặt nguy thay, được người lớn truyền lại cho trẻ em những chủ nhân tương lai của đất nước. Khi lớp có lao động, hay một hoạt động ngoại khoá quét dọn đường phố. không ít bậc phụ huynh vì thương, vì xót mà bảo con đến muộn một chút, khi các bạn làm gần xong. Hay khi mấy đứa trẻ cùng phạm lỗi, thầy cô giáo hỏi, bạn. nào đứng ra “tự thứ” rồi, thì thôi. Dần dần, các em sinh thói ỷ lại, chỉ muốn đùn việc cho người khác. Bắt đầu từ việc nhỏ đến việc lớn hơn. Như thế, việc tránh khó, chọn dễ vẫn diễn ra từng ngày. Nó hình thành thói quen ứng xử ích kỉ, chỉ lo lắng cho bản thân, không mảy may để tám đến lợi ích mọi người. Nếu tất cả công dân trong xã hội đều nấn ná, chờ người khác “lội” trước thì cái vũng nước kia bao giờ mới được lấp đi?

Thời chiến, thanh niên nô nức tòng quân. Có người vì muốn ra chiến trường mà phải khai gian tuổi, trốn gia đình. Nếu ai cũng sợ đổ máu, không dám hi sinh thì làm sao có được cuộc sống hoà bình hôm nay?
Nếu không có những con người chẳng ngại đổ mồ hôi, chẳng quản nắng mưa, dùng bàn tay khối óc đi mở đất thì làm sao những vùng đất giàu tiềm năng mới được khai phá? 

Mùa hè, màu áo tình nguyện của sinh viên lại phủ xanh khắp những mảnh đất xa xôi, còn nhiều khó khăn. Các cử nhân tương lai đã tạm gác bỏ mấy tháng nghỉ ngơi để cùng bà con nông dân cuốc đất trồng rau, kèm cặp trẻ em không có điều kiện đến trường. Chấp nhận mọi thiếu thốn, khó khăn.
Người Việt mình, không phải ai cũng “ăn trước thiên hạ, lam sau thiên hạ”. Vẫn còn rất nhiều người không ngại ngần trước bắt cứ công việc gì, miễn đem lại ích lợi cho xã hội. Nhưng thói quen cứ thấy việc gì hưởng lợi cho bản thân mới làm, khó khăn thì tìm cách tránh né vẫn tồn tại. Nó đã trở thành căn bệnh trong cuộc sống thường nhật. Có thay đổi thói quen cô' hữu ấy thì cuộc sống mới tốt lên được.

  soanbailop6.com

0