11/01/2018, 00:45

Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tham nhũng qua truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”

Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tham nhũng qua truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” Nhưng nó phải bằng hai màv là tiếng cười như một đòn roi đối với nạn tham nhũng trong việc xử kiện của bọn quan lại trong xã hội phong kiến suy tàn ...

Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tham nhũng qua truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”

Nhưng nó phải bằng hai màv là tiếng cười như một đòn roi đối với nạn tham nhũng trong việc xử kiện của bọn quan lại trong xã hội phong kiến suy tàn

    Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện cười chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, mỗi câu chuyện đem đến cho người đọc những tiếng cười với những cung bậc khác nhau: tiếng cười hài hước, dí dỏm, tiếng cười mỉa mai, châm biếm, đả kích, có cả tiếng cười phê phán lật tẩy... Nhưng nó phải bằng hai màv là tiếng cười như một đòn roi đối với nạn tham nhũng trong việc xử kiện của bọn quan lại trong xã hội phong kiến suy tàn.

     Câu chuyện kể về việc hai người nông dân là Cải và Ngô đánh nhau rồi cùng nhau đi kiện. Cải sợ kém thế lót trước năm đồng, Ngò lo lót mười đồng. Khi xứ kiện thầy Lí xử nhẹ cả hai, vẫn phạt Cải chục roi. Cải xòe năm ngón tay ngụ ý nhắc thầy lí số tiền đã lo lót. Nhưng thầy Lí lấy năm ngón tay của bàn tay trái úp lên mặt của bàn tay phải, ám hiệu số quan tiền Ngò đã lo lót lớn gấp đôi. Hài hước nhất là thầy Lí còn nói: “Tao biết mày phải, nhưng nó phải bằng hai mày”.

    Qua cách xử kiện và qua lời nói của thầy Lí, ta thấy trong thời phong kiến suy tàn, với nạn tham nhũng nặng nề, chân lí bị bóp méo, công lí bị thiên lệch trắng trợn. Cái chất hài hước trong nụ cười dân gian được tạo bởi nghịch lí giữa cái tính duy nhất của “lẽ phải' với cái có thể so sánh song hành: “Mày phải, nhưng nó còn phải bằng hai mày”.

    Câu chuyện ở đây không chỉ dừng lại ở tiếng cười hồn nhiên nữa mà đó là tiếng cười đả kích và châm biếm, tiếng cười như một đòn roi quất thẳng vào mặt bọn quan lại, công lí không có chỗ đứng trong, tiền bạc trở thành một vũ khí sắc nhọn nhất trong mọi mối quan hệ. Qua việc xử kiện, ta thấy được bộ mặt nhơ nhuốc của thầy Lí nói riêng và của bọn quan lại nói chung, đó là tệ tham nhũng, là nạn đục  khoét những người dân nghèo vô tội.

Đúng như lời của một bài ca dao xưa:

Con ơi,nhớ lấy câu này

    Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”

     Tuy nhiên, Cải và Ngô đáng thương song thật đáng giận. Trước thực tế hai người đánh nhau, cả hai đều muốn đổ tội cho nhau nên mới cùng đến hối lộ thầy Lí mong giảm tội cho mình, đổ tội cho người. Thế cho nên mới nảy sinh thói xấu của quan tham, tạo điều kiện cho thói đục khoét. Nhưng quan trọng hơn, là chính những người bình dân này đã tạo ra cái cảnh đổi trắng thay đen: “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”.

    Ngày nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang nêu cao tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sống trong sạch, giản dị, chí công vô tư. Chúng ta đang tích cực đấu tranh chông tham nhũng.

    Đây là một cuộc chiến gian nan, trường kì và vô cùng phức tạp, đòi hỏi tất cả mọi người, từ thầy Lí đến Cải và Ngô, từ lãnh đạo đến nhân dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

      Hơn bao giờ hết, nhân dân ta đều đã hiểu rằng, nếu không đẩy lùi được nạn tham nhũng thì chẳng những kinh tế đất nước không thoát được khỏi đói nghèo, mà lẽ phải, sự thật, công lí đều bị bóng đen của đồng tiền bao phủ. Là học sinh, chúng ta cũng phải sớm có ý thức chống tham nhũng, xây dựng xã hội Việt Nam trong sạch và văn minh.

Trích: loigiaihay.com

 

0