Suy nghĩ của anh (chị) về căn bệnh vô cảm trong xã hội ngày nay.
Trải qua các cuộc chiến tranh chống xâm lược, những cuộc đọ sức với thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tình làng, nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã trở thành đạo lí của dân tộc. Hiện nay, cuộc sống vật chất ngày càng được cải ...
Trải qua các cuộc chiến tranh chống xâm lược, những cuộc đọ sức với thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tình làng, nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã trở thành đạo lí của dân tộc. Hiện nay, cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, người ta dễ có xu hướng vun lo cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề của xã hội. Từ đó dẫn đến một căn bệnh mới trong xã hội hiện nay – bệnh vô cảm.
Là cán bộ, công chức Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một thầy giáo vô cảm chỉ giảnh bài cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc trong khu dân cư để tìm cách tháo gỡ, quan liêu, xa rời dân và dễ rơi và tệ “hành” dân.
Tình thương là cái quý giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng trở thành máu trắng. Trái tim mỗi con người cần được thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người có ý nghĩa hơn.