Suy nghĩ bình luận về sự nhường nhịn của con người văn 11
Đề bài: Bình luận Suy nghĩ về nhường nhịn trong cuộc sống con người. Từ xa xưa đức tính nhường nhịn và sâu sa hơn nó là đức tính nhẫn nhịn và được các bậc thánh nhân khá coi trọng va lấy đó làm khuân khổ đạo đức của họ và được coi là phương châm đối nhân xử thế hàng ngày. Đức tính nhường nhịn được ...
Đề bài: Bình luận Suy nghĩ về nhường nhịn trong cuộc sống con người. Từ xa xưa đức tính nhường nhịn và sâu sa hơn nó là đức tính nhẫn nhịn và được các bậc thánh nhân khá coi trọng va lấy đó làm khuân khổ đạo đức của họ và được coi là phương châm đối nhân xử thế hàng ngày. Đức tính nhường nhịn được thể hiện ở một con người điềm đạm khoan dung vị tha và họ luôn được mọi người yêu quý nhưng rất kính trọng. Cuộc sống vốn nhiều những cạm bẫy chông gai con người luôn ...
Đề bài: Bình luận Suy nghĩ về nhường nhịn trong cuộc sống con người.
Từ xa xưa đức tính nhường nhịn và sâu sa hơn nó là đức tính nhẫn nhịn và được các bậc thánh nhân khá coi trọng va lấy đó làm khuân khổ đạo đức của họ và được coi là phương châm đối nhân xử thế hàng ngày. Đức tính nhường nhịn được thể hiện ở một con người điềm đạm khoan dung vị tha và họ luôn được mọi người yêu quý nhưng rất kính trọng.
Cuộc sống vốn nhiều những cạm bẫy chông gai con người luôn có tính hiếu thắng luôn ganh đua nhau để được dẫn đầu để luôn được laf vị trí đầu tiên . Đó là một cuộc sống luôn tranh giành nhau thì dường như đức tính “nhường nhịn” được mọi người coi là hầu như không có trong cuộc sống đó. Nhưng thật ra không phải thế chỉ những người hiếu thắng không biết cách đối nhân xử thế, họ vội vàng họ hiếu thắng suy nghĩ nông cạn. Trong mọi tình huống hoàn cảnh nào thì người biết suy xét kĩ biết nhường nhịn sẽ giúp họ làm chủ được mình. Họ có những lời nói cử chỉ hành động nhẹ nhàng từ tốn.
Đức tính nhường nhịn được ông cha ta đúc rút thành một kinh nghiệm một bài học cho mỗi người “một điều nhịn là chín điều lành”.
Trong nếp sống hiện tại, con người coi thường tất cả mọi thứ lễ nghĩa trong lãnh vực xử thế, tiếp vật mà lúc nào cũng đặt quyền lợi riêng tư lên tất cả mọi sự việc trong cuộc đời này. Đối với một số đông con người ngày nay không quan niệm như lớp người xưa nghĩa là nên nhường nhịn nhau, tha thứ cho nhau và thông cảm lẫn nhau. Đối với số người ngày nay cũng không còn đặt vấn đề nhường nhịn có nghĩa là dung hòa mà trái lại số người này coi chuyện nhường nhịn lẫn nhau là sự thua thiệt, một thất bại của cá nhân và làm như thế là nhục nhã.
Trong thời điểm khi chúng ta đang bước sang chế độ xã hội chủ nghĩa thì Hồ Chí Minh đã yêu cầu mỗi người phải đặt bản thân mình trong một tập thể xã hội rất nhiều người thì mỗi nhân tố trong tập thể đó phải bỏ qua những điều khác biệt của từng thành viên không được lấy cái khác nhau trong quan điểm mỗi người mà phải nhường nhịn nhau trên tinh thần dĩ hòa vi quý để đạt được những mục tiêu to lơn sau này.
"Tranh giành", "nhường nhịn" là hai mặt, hai khái niệm trái ngược nhau, đối lập nhau. Chỉ vì quyền lợi cá nhân mà vơ vét sức lao động của người khác, thể hiện rõ sự ích kỉ, tư lợi bản thân. Chỉ vì quyền lợi cá nhân về vật chất, họ tranh giành nhau bằng cách này, cách nọ để đạt được. Sự tranh giành làm con người trở nên ích kỉ, làm xấu đi nhiều mối quan hệ. Vậy liệu sự tranh giành có tốt hay không? Không, sự tranh giành không hề tốt mà nó là mặt xấu của xã hội bởi nó mang đến những điều không có lợi cho bất kì ai.
Mọi khó khăn trong đường đời sẽ được giải quyết một cách đơn giản nhất va khiến mọi người hiểu được nhau hơn nếu con người chịu lắng nghe nhau cảm thông thông cảm cho nhau nhường nhịn nhau. Nếu khi nào mà con người biết nhường nhịn cùng nhau tha thứ cho nhau thì nhất định lúc đó con người sẽ thoát khỏi tranh chấp đau khổ của cuộc đời. Giới hạn nhìn bằng một khung cảnh nhỏ hẹp như gia đình nếu như trong một mái nhà mọi hai vợ chồng biết nhường nhịn nhau lắng nghe nhau luôn luôn sẵn sàng tha thứ cho nhau sẵn sàng thông cảm cho nhau thì gia đình ấy sẽ không bao giờ xảy ra chuyện bất hào và đó chính là một gia đình lí tưởng ao ước của mỗi người. Nhường nhịn sẽ biết thông cảm, tha thứ cho nhau, cùng nhau sống chan hòa, thân ái. Nhường nhịn là nhân tố cực kì quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ hóa, gia đình hạnh phúc. Vì biết sống nhường nhịn nên mới biết "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", "Láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau".
Tuy vậy nhưng những nhịn không có nghĩa là đầu hàng là thua thiệt mà trái lại nhường nhịn có nghĩa là cảm thông thông cảm và tha thứ cho nhau. Trước khi con người muốn tạo dựng thành công trọn vẹn trên đường đời thì phải hiểu biết thực sự ý nghĩa của hai từ nhường nhịn trước đã, có hiểu được nó thì mới có thể thành công trong mọi lĩnh vực. Trên đòi này không ít người đã phải trả một cái giá rất đắt để hiểu được hai từ nhường nhịn . Đó là chuyện về một cô vợ nghi ngờ chồng ngoại tình bên ngoài, chị nổi cơn ghen lồng lộn lên về nhà chửi bới chồng con mà không nghe một lời nào giải thích của người chồng, không những thế chị còn đến nhà cô gái kia để tạt axit vào mặt cô gái và cuối cùng sau khi sự thật được làm rõ thì anh chồng mới giải thích đó là người họ hàng xa lên để chữa bệnh nhưng vì chị này mới đi công tác về không hiểu rõ sự tình mà đã để cơn ghen lấn áp lí trí của mình. Đó là vai trò to lớn của việc nhường nhịn lắng nghe luôn sẵn sàng tha thứ cho đối phương.
Đây là một định luật nó quá thông thường một đứa trẻ cũng có thể hiểu được nhưng nó lại khó khăn trong việc sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Để nắt bắt để giữ lấy những hạnh phúc đang bên cạnh mình thì ngay từ bây giờ chúng ta hãy cùng nhau học cách nhường nhịn để sao cho mỗi cá nhân chúng ta có thể hào nhập vào một tập thể lớn một ngôi nhà lớn mang tên xã hội