Sự tích hồ Ba Bể
Xã Nam Mẫu nằm khuất nẻo giữa một vùng đồi núi. Ở đây năm nào cũng mở hội cúng phật. Vào dịp đó Nam Mẫu bống trở nên đông vui nhộn nhịp. Người giàu từ khắp nơi kéo về dự hội rất đông. Kỳ hội năm ấy, giữa lúc mọi người nô nức kéo nhau đi lễ, bỗng có bà cụ ăn mày từ đâu tới. Trông bà cụ thật nhếch ...
Xã Nam Mẫu nằm khuất nẻo giữa một vùng đồi núi. Ở đây năm nào cũng mở hội cúng phật. Vào dịp đó Nam Mẫu bống trở nên đông vui nhộn nhịp. Người giàu từ khắp nơi kéo về dự hội rất đông.
Kỳ hội năm ấy, giữa lúc mọi người nô nức kéo nhau đi lễ, bỗng có bà cụ ăn mày từ đâu tới. Trông bà cụ thật nhếch nhác bẩn thỉu. Đi đến đâu cụ cũng thều thào:
- Tôi đói quá! Xin các ông các bà rủ lòng thương!
Nhưng ở đâu bà cũng bị xua đuổi. Suốt từ sáng đến tận lúc mặt trời khuất núi, bà cụ vẫn không xin được chút gì lót lòng cho đỡ đói. Cụ mệt quá, không đi nổi nữa, đành ngồi ở góc đường van xin người qua kẻ lại.
Đám người đang nhậu nhẹt ở gần đó khó chịu khi nghe tiếng rên rẩm của bà cụ. Họ xông ra, đánh đuổi cụ đi chỗ khác. Bà cụ cố lê bước vào các nhà trong xóm. Nhưng nhà nào cũng đóng cửa im ỉm. Không ai bố thí cho bà cụ một tí gì.
Trời đã nhá nhem, sương mù ùa xuống bao trùm hết núi non. Bà cụ vừa đói vừa rét, lả người như tàu lá héo, ngã gục xuống vệ đường. Vừa may lúc đó có mẹ con bà góa đi nương về muộn. Nhìn thấy bà cụ tội nghiệp, 2 mẹ con vội khiêng cụ về nhà. Nhà chỉ còn mấy hạt gạo, người mẹ dành nấu cháo nóng cho bà cụ ăn, lại giã lá thuốc cho cụ uống. Một lúc sau thì bà cụ tỉnh lại.
Mẹ con bà góa mừng quá, vội thu xếp chỗ nghỉ cho bà cụ. Họ nhường cho bà cụ nằm gần bếp lửa cho ấm áp, còn mẹ con ôm nhau ngủ ở góc nhà.
Đến nửa đêm tiếng ngáy của bà cụ khiến người mẹ thức giấc. Thấy bếp lửa sáng kỳ lạ, bà nhóm lên nhìn và kinh hãi rụng rời chân tay. Một con giao long đang ngủ. Đầu giao long gác lên xà nhà còn đuôi nói thò dài đến tận chỗ mẹ con bà.
Người mẹ run cầm cập nhưng không dám kêu, sợ giao long thức giấc nuốt chửng 2 mẹ con. Bà ôm chặt đứa con bé bỏng nhắt mắt nằm im thin thít.
Khi trời sắp sáng, người mẹ hé mắt nhìn sang thì không thấy giao long đâu nữa, chỉ thấy bà cụ ăn mày và trở dậy và sắp sửa ra đi.
Khi từ biệt mẹ con bà góa, bà cụ đưa cho người mẹ một gói tro và bảo: "Kẻ nào ác độc thì phải bị trừng phạt! Còn mẹ con nhà góa tốt bụng nên ta sẽ giúp. Hãy rắc chỗ tro này quanh nơi ở và chớ đi đâu trong đêm nay. Còn nếu có phải đi thì chọn đỉnh núi cao mà đến".
Rồi bà cụ móc túi lấy ra mấy hạt thóc thả vào tay người mẹ và dặn: "Nhớ cắn thóc lấy gạo ra. Gạo sẽ giúp mẹ con khỏi lo đói, còn vỏ trấu sẽ giúp mẹ con lúc nguy khốn..."
Mẹ con bà góa cúi đầu tạ ơn bà cụ, khi họ ngẩng lên đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con nửa tin nửa ngờ, hết nhìn mấy hạt thóc lại ngắm gói tro, rõ rang là thóc thật, tro thật. Hai mẹ con kể lại sự việc lạ lung ấy cho láng giềng nghe, nhưng không ai tin có chuyện ấy.Tối hôm đó, mây đen vần vũ phủ kín bầu trời. Rồi mưa, mưa như trút nước. Và ngay giữa đám hội, một cột nước bỗng từ lòng đất phun lên. Trong chốc lát nước đã tràn ngập khắp nơi.
Mọi người hoảng hốt, bỏ cả lễ bái để chạy nước. Tiếng la hét hỗn loạn: "Lũ về! Lũ về! chạy mau kẻo chết!" nhưng chẳng ai chạy kịp. Nước tung tóe mù trời. Dòng nước hung hãn cuốn trôi tất cả. Đất đá, nhà cửa, người, vật đều bị chìm nghỉm.
Chỉ riêng khoảng đất của mẹ con bà góa không hề bị nước động đến. Khoảng đất ấy mỗi lúc một cao lên, trông tựa như một hòn đảo nhỏ giữa biển nước.
Mẹ con bà góa nhớ lời bà cụ ăn mày dặn, vội thả những mảnh vỏ trấu xuống nước. Vở trấu biến ngay thành những chiếc thuyền. Hai mẹ con bơi thuyền đi cứu giúp bà con chòm xóm. Nhờ vậy mà cả xóm nghèo của họ không ai bị nước cuốn đi.
Chỗ nước phá đất phun lên ngày ấy nay thành Hồ Ba Bể. Giữa hồ có gò Già Mải (gò Bà Góa). Dân gian truyền lại rằng ngày xưa nhà mẹ con bà góa ở đấy.