01/03/2018, 15:44

Sự thật về các “học giả đần”

49- Sự thật về các “học giả đần” Xuất chúng khi tính nhẩm không có nghĩa là thiên tài. Bạn đã nghe nói về “học giả đần” chưa? Có lẽ bạn sẽ coi là chuyện bịa. Rõ ràng “đần” và “học giả” là hai khái niệm hoàn toàn đối lập, đã ngu đần thì ...

49- Sự thật về các “học giả đần”
Xuất chúng khi tính nhẩm không có nghĩa là thiên tài.

Bạn đã nghe nói về “học giả đần” chưa? Có lẽ bạn sẽ coi là chuyện bịa. Rõ ràng “đần” và “học giả” là hai khái niệm hoàn toàn đối lập, đã ngu đần thì không thể là học giả, đã là một học giả, sao lại có thể ngu đần, hai thứ ấy có trong cùng một người được ư? Có đấy!

Các nhà tâm lý học Mỹ đã theo dõi một cậu bé với cái tên là L từ năm 1937 đến năm 1943, qua sáu năm kiểm tra, sức khoẻ của L bình thường, phát triển tốt, điện não đồ không có vấn đề gì, nhưng trí lực thấy có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Cậu ta có thể nói từ năm 1880 đến 1950 bất kể ngày nào là thứ mấy, có thể cộng nhanh, nói ngay được tổng số của 10-12 số hạng có 2 con số. Cậu ta có thể hát bất cứ đoạn nào của bản anh hùng ca Osceola. Về mặt này, cậu quả là thiên tài. Nhưng mặt khác, cậu ta không thể theo học ở một lớp học bình thường nào do quá ngu dốt, chỉ thuộc mấy chữ cái, hệ số IQ là... 50.

Các nhà nghiên cứu tâm lý Trung Quốc gần đây cũng nghiên cứu một em khác với cái tên là M. Năm 1985, M đã 11 tuổi, vẫn chưa nói được một câu hoàn chỉnh, chỉ có thể đọc viết vài chữ, không tự làm lấy được việc gì, không có tình cảm với bất kỳ ai, nhưng em có thể tính đổi âm lịch, tuần tiết và ngày tháng. Em có thể tính một cách nhanh chóng và chính xác bốn phép tính cộng, trừ, nhân chia với các số hạng nhiều con số, có thể tính nhẩm luỹ thừa và căn số bậc từ 2 đến 5. M còn nhớ được cả số trang sách và kết quả những con tính mãi không quên.

Trí năng thấp và tài lẻ

Cái gọi là “học giả đần” là nói những người có trí năng thấp, nhưng về một mặt cá biệt nào đó lại có tài năng xuất chúng, nhưng không phải là một học giả thật sự. Tâm lý học phân tích cho rằng người ta vừa có trí năng thông thường, vừa có trí năng đặc biệt. Khi trí năng thông thường bị thương tổn, người ta vẫn có thể huy động và phát triển trí năng đặc biệt là thứ ít bị tổn thương. “Học giả đần” chính là hiện tượng này.

Vì sự phát triển trí lực của họ kém cỏi, nên không thể tiếp thu được sự giáo dục bình thường, dành phải dành thời gian vào một hành vi đơn điệu là nhớ ngày tháng và tính nhẩm một cách tự giác hoặc không tự giác. Những hành vi này kích thích mạnh “hệ thống khen thưởng” trong não họ, hệ thống này được coi là động cơ của hành vi, để hình thành “kích thích tự mình” - tự mình tìm kiếm và tiến hành một kích thích đặc biệt nào đó, và coi kích thích bản thân là phần thưởng để thoả mãn. Tình trạng này giống như người nghiện, thèm sự kích thích của ma tuý, của thuốc lá, rượu, nguyên lý hoạt động của chức năng não cơ bản là như nhau.

Một dạng khác của hành vi này là tính nhẩm để được người ngoài khen thưởng. Nhiều ông bố bà mẹ thấy con em mình có chút năng khiếu, đã quá khích lệ con, dẫn đến đứa trẻ càng cố gắng học vẹt để được nổi tiếng.Ảo vọng thiên tài đã làm hại đời chúng.

Cho đến nay, chưa phát hiện được “học giả đần” nào về ngôn ngữ, hầu như mọi trường hợp đều ở phương diện tính đổi, tính nhẩm và ghi nhớ những con số.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: 10 vạn câu hỏi vì sao
  • Nhà xuất bản: NXB Khoa học và Kỹ thuật, năm 2002
  • Nguồn: vnexpress, vietsciences
0