Sự phát triển của lịch sử và văn hoá truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ...
Sự phát triển của lịch sử và văn hoá truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ. Đến thế kỉ VII, Ấn Độ lại bị rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. Đến thế kỉ VII, Ấn Độ lại bị rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. Nguyên nhân của nó một phần là do chính quyền trung ương suy yếu ; mặt khác do ...
Đến thế kỉ VII, Ấn Độ lại bị rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. Nguyên nhân của nó một phần là do chính quyền trung ương suy yếu ; mặt khác do trải qua 6 – 7 thế kỉ, trên đất nước rộng lớn và ngăn cách nhau, mỗi vùng lãnh thổ lại có những điều kiện và sắc thái riêng của mình, nên đất nước chia thành hai miền, Bắc và Nam ; mỗi miền lại tách thành ba nước riêng, thành sáu nước, trong đó, nước Pa-la ở vùng Đông Bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam có vai trò nổi trội hơn.
Trong trường hợp này, sự phân biệt không nói lên tình trạng khủng hoảng, suy thoái mà lại phản ánh sự phát triển tự cường của các vùng địa phương. Mỗi nước lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hoá của mình, trên cơ sở văn hoá truyền thống Ấn Độ – chữ viết, văn học và nghệ thuật Hinđu, đặc biệt là văn học và nghệ thuật thời Gúp-ta.
Nước Pa-la-va ở miền Nam, thuận tiện về bến cảng và đường biển, đã có vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hoá Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á. Như thế, ngaỵ từ đầu Công nguyên và trong 5 thế kỉ tiếp theo (thế kỉ VII – XII), văn hoá truyền thống của Ấn Độ phát triển rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.