Sự mờ tối toàn cầu có liên quan đến sự phun trào núi lửa
Một đám khói bụi khổng lồ - che kín ánh mặt trời vào năm 536 sau Công Nguyên đã đẩy nửa thế giới vào cái lạnh khủng khiếp – là kết quả việc phun trào của một siêu núi lửa, nghiên cứu mới đây cho biết. Nguyên nhân của sự mờ tối toàn cầu vào thế kỷ thứ 6 đã trở thành đề tài tranh luận trong một ...
Một đám khói bụi khổng lồ - che kín ánh mặt trời vào năm 536 sau Công Nguyên đã đẩy nửa thế giới vào cái lạnh khủng khiếp – là kết quả việc phun trào của một siêu núi lửa, nghiên cứu mới đây cho biết.
Nguyên nhân của sự mờ tối toàn cầu vào thế kỷ thứ 6 đã trở thành đề tài tranh luận trong một thời gian dài. Nhưng một đội nghiên cứu quốc tế vừa phát hiện ra phân tử muối Sunfat, dấu hiệu của sự phun trào, trong băng ở Greenland. Đây là bằng chứng tự nhiên đầu tiên cho sự kiện năm 536 sau Công Nguyên, theo những văn bản cổ xưa từ Trung Mỹ, châu Âu và châu Á đã đem đến màn đêm lạnh lẽo hủy hoại mùa màng, châm ngòi chiến tranh và góp phần lây lan bệnh dịch hạch.
Các nhà khoa học đã nghi ngờ đám khói bụi khổng lồ đó là kết quả của sự phun trào núi lửa hoặc một vụ va chạm của sao chổi. Tuy vậy, trước đây các nhà nghiên cứu đã thất bại trong việc hé mở những bằng chứng cho thảm họa trên.
“Hiện tại không cần thiết phải viện dẫn một vụ va chạm ngoài Trái Đất làm nguyên nhân, bởi lẽ bằng chứng hiện tại đủ thuyết phục để kết luận rằng, nhất định đó là do một núi lửa lớn” – thành viên đội nghiên cứu Keith Briffa của Đại học Đông Anglia tại Vương Quốc Anh cho biết.
(Ảnh: Bullit Marquez/AP)
Phát hiện này đã được mô tả chi tiết trong số mới nhất tạp chí Geophysical Research Letters.
Tro bụi toàn cầu
Các cuộc thử nghiệm cho thấy những phân tử Sunfat ở Greenland được lắng đọng trong khoảng thời gian từ năm 533 đến 536 sau Công Nguyên, tương đồng với một mỏm Sunfat được tìm thấy trong một lõi băng ở Nam Cực.
Đội nghiên cứu ngờ rằng vụ phun trào xảy ra gần xích đạo, vì tro bụi của nó bay khắp toàn cầu.
Vết tích Greenland cũng phù hợp với dữ liệu từ vân gỗ cây cối quanh khu vực Bắc Bán cầu, cho thấy sự suy giảm tăng trưởng kéo dài hơn một thập kỷ bắt đầu từ năm 536 sau Công Nguyên.
“Thật kỳ lạ là tác động làm nguội của vụ phun trào đã không mở rộng tới Nam Bán cầu” các nhà khoa học cho biết.
Vết tích từ vân gỗ đưa ra giả thuyết vụ phun trào vào thế kỷ thứ 6 còn lớn hơn vụ phun trào của núi Tambora ở Indonesia năm 1815 – cũng từng che mờ mặt trời.
Nhà núi lửa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở New Mexico cho rằng mặc dù đã có những bằng chứng rất chắc chắn về một vụ phun trào núi lửa khủng khiếp nhưng cũng không thể loại trừ một vụ va chạm ngoài không gian.
“Hơn 2/3 bề mặt Trái Đất bị nước bao phủ, quá trình xói mòn đã nhanh chóng quét sạch mọi vết tích của vụ va chạm, bởi vậy những hiểu biết về thời điểm xảy ra thảm họa trong quá khứ vẫn dang dở. Để khẳng định giả thiết của mình, những người ủng hộ giả thiết núi lửa cần tìm ra lớp tro bụi còn lắng đọng lại sau vụ phun trào.” Wohletz cho biết.
William Ryan, nhà hải dương học tại Đài quan sát Trái Đất của Đại học Columbia ở New York, tin rằng việc tìm ra lớp tro bụi chỉ là vấn đề thời gian. Ryan nói: “Tôi cảm thấy chúng tôi chưa tìm kiếm một cách triệt để, nhưng bài thuyết trình này sẽ bắt đầu cho một cuộc săn lùng”.
Dấu vết vĩnh cửu
Theo những ghi chép cũ, đám mây bụi tồn tại hơn một năm đã để lại một dấu vết không thể xóa mờ trong lịch sử loài người. Những sử gia Trung Quốc đã ghi chép lại nạn đói và giá rét nhiều năm sau thảm họa. Cũng trong khoảng thời gian này, một bộ lạc Mông Cổ tên là Avars di cư về phía Tây sau cùng đã thiết lập cả một đế chế tại châu Âu.
Các nhà sử học cho biết nhóm người này có thể đã rời khỏi quê nhà khi những cánh đồng cỏ nuôi ngựa của họ bị khô héo dưới bầu trời u tối. Một vài nhà sử học còn tuyên bố sự hạn hán gây ra bởi đám mây bụi còn góp phần làm suy tàn thành phố Mesoamerican của Teotihuacan.
Sự lan tràn của bệnh dịch hạch rộng khắp châu Âu và Trung Đông, sự thăng tiến của đạo Hồi và sụp đổ của Đế chế La Mã cũng có ràng buộc với thảm họa này.
Nguy cơ vẫn còn
Nếu một vụ phun trào núi lửa tương tự xảy ra ngày nay, những tác động tàn phá của nó sẽ rất khủng khiếp, các nhà chuyên môn cho biết. Sự suy giảm ánh nắng mặt trời và tro tàn có thể ảnh hưởng đến nền nông nghiệp khắp thế giới. Lớp tro bụi dày đặc có thể phá hỏng hệ thống giao thông liên lạc.
“Hầu hết máy bay không thể bay trong những đám mây bụi núi lửa. Và những đám mây bụi này với điện thế rất lớn có thể phá hỏng liên lạc sóng vô tuyến” Wohletz cho biết.
Càng tồi tệ hơn khi trên thực tế, con người không thể làm bất cứ việc để ngăn chặn thảm họa xảy ra hoặc giảm bớt tác hại của nó. “Trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn không bớt lệ thuộc vào tự nhiên hơn trước đây. Trên thực tế, có thể chúng ta còn lệ thuộc nhiều hơn.”