25/04/2018, 20:43

Sử học, địa lí nước ta cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX...

Sử học, địa lí, ụ học nước ta cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX: CHƯƠNG VI. VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX. Việc biên soạn lịch sử, địa lí có những bước tiến quan trọng. Triều Tây Sơn có bộ Đại Việt sử kí tiền biên, sử quán triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện v.v… Lê Quý Đôn, ...

Sử học, địa lí, ụ học nước ta cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX: CHƯƠNG VI. VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX. Việc biên soạn lịch sử, địa lí có những bước tiến quan trọng. Triều Tây Sơn có bộ Đại Việt sử kí tiền biên, sử quán triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện v.v… Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú là những tác giả tiêu biểu của thời kì này.

Việc biên soạn lịch sử, địa lí có những bước tiến quan trọng. Triều Tây Sơn có bộ Đại Việt sử kí tiền biên, sử quán triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện v.v… Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú là những tác giả tiêu biểu của thời kì này.
Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII. Các tác phẩm nổi tiếng của ông là Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ… Phan Huy Chú là tác giả bộ Lịch triều hiến chương loại chí.
Có thể kể thêm một số công trình khác như Gia Định thành công chí của Trịnh Hoài Đức, Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định…Trịnh Hoài Đức cùng với Lê Quang Định và Ngô Nhân Tỉnh là ba tác giả lớn ở Gia Định
(“Gia Định tam gia”) và đều là học trò của nhà giáo nổi tiếng Võ Trường Toản.
Về y học có Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông), là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII. Thông cảm sâu sắc với cuộc sống cực khổ của nhân dân, ông đã dày công nghiên cứu các sách thuốc thời xưa, kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh truyền thống nên đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ông có cống hiến xuất sắc vào nền y học và dược học dân tộc, đặc biệt là bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).

 

0