Sự hình thành trật tự thế giới mới
Sự hình thành trật tự thế giới mới Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, ba nguyên thủ các cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh. ...
Sự hình thành trật tự thế giới mới
Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, ba nguyên thủ các cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh.
Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, ba nguyên thủ các cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh là Xta-lin, Ru-dơ-ven và Sớc-sin đã có cuộc gặp gỡ tại I-an-ta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 -2 - 1945.
Hình 22. (từ trái sang phải), Sớc-sin, Ru-dơ-ven, Xta-lin tại Hội nghị I-an-ta
Hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức và phía đông châu Âu: vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh.
Ở châu Á : Do việc Liên Xô tham chiến đánh Nhật, nên Mĩ và Anh đã chấp nhận những điều kiện của Liên Xô là duy trì nguyên trạng Mông cổ (tức là tôn trọng nền độc lập của Mông Cổ), trả lại cho Liên Xô phía nam đảo Xa-kha-lin ; trao trả cho Trung Quốc những đất đai đã bị Nhật chiếm đóng trước đây (như Đài Loan, Mãn Châu...) ; thành lập Chính phủ liên hiệp dân tộc gồm Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập, nhưng tạm thời quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38.
Các vùng còn lại ở châu Á (như Đông Nam Á, Nam Á...) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Toàn bộ những thoả thuận quy định trên đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, mà lịch sử gọi là Trật tự hai cực I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.