14/01/2018, 23:36

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Văn tiểu học

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Văn tiểu học Cách sử dụng sơ đồ tư duy dạy môn Tiếng Việt Tiểu học Cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Văn tiểu học Sơ đồ tư duy được mệnh danh "công cụ ...

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Văn tiểu học

Cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Văn tiểu học

Sơ đồ tư duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đã được sử dụng và đem lại những hiệu quả tích cực trong lĩnh vực giáo dục. Dưới đây là một vài cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy môn Văn tiểu học cho các thầy cô cùng tham khảo.

Dạy - học bằng “từ khóa”

Chỉ có 20% thông tin trong bài giảng của thầy cô hay trong một quyển sách là cần thiết đảm bảo sinh viên đạt điểm cao, 80% lượng thông tin còn lại là không quan trọng.

80% thông tin không quan trọng đó chính là liên từ hay từ nối có tác dụng giúp người đọc hiểu về một vấn đề khi lần đầu tiếp cận. 20% thông tin quan trọng chính là từ khóa, nó tồn tại dưới dạng động từ, tính từ, danh từ và phó từ.

Ví dụ: Hãy tham khảo đoạn văn sau đây: “Tre gắn bó và đi vào cuộc sống của người dân quê tôi. Người làng tôi dẫu có đi xa tận chân trời góc bể, trong tâm trí vẫn luôn nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn, nhớ về những lũy tre thân thuộc quê mình”.

Nếu như đoạn văn trên để học sinh ghi nhớ là 48 từ thì khi áp dụng quy tắc từ khóa (là những từ được gạch dưới chân) thì lượng từ ghi nhớ giảm xuống 10 từ và từ không cần ghi nhớ là khoảng hơn 30 từ. Vậy với phương pháp này học sinh đã giảm 80% thời gian học mà hiệu quả đạt được là 100%.

Nguyên tắc trí nhớ siêu đẳng

Trí nhớ: Được tạo thành bằng cách liên kết từng mảng thông tin với nhau, bao gồm thông tin chúng ta đã biết với thông tin chúng ta mới tiếp nhận. Sự liên kết này càng bền vững thì chúng ta càng nhớ lâu.

Nguyên tắc nhớ:

Sự hình dung: Trí nhớ làm việc theo hình ảnh, có khuynh hướng nhớ hình ảnh lớn hơn nhớ từ, điều này chứng minh vì sao sinh viên có hiện tượng hay quên bài vì khi học họ đã cố lưu giữ từ trong khi nào thì có nguyên tắc làm việc ngược lại. Sơ đồ tư duy chuyển kiến thức thành hình ảnh để lưu vào bộ nhớ giúp sinh viên ghi nhớ bài dễ dàng.

Sự liên tưởng: Là việc tạo ra những mối liên kết giữa những việc chúng ta cần nhớ. Những liên kết này sẽ tạo ra mục lục dưới dạng chuỗi liên kết trong đầu giúp ta dễ dàng tìm kiếm thông tin. Sơ đồ tư duy liên kết những hình ảnh gồm hình dung kết hợp với liên tưởng sẽ lưu vào bộ nhớ sinh viên những thông tin cần thiết.

Làm nổi bật sự vật: Bộ não có khuynh hướng ghi nhớ những việc nổi bật như là chi tiết hài hước hay yếu tố nghịch lý.

Sự tưởng tượng: Bộ não có xu hướng nhớ những sự việc do chúng ta tưởng tượng ra đặc biệt là khi dùng tất cả các giác quan để tưởng tượng tạo cảm xúc mạnh mẽ giúp nhớ lâu.

Màu sắc: Có khả năng tác động đến trí nhớ mạnh mẽ, tăng cường trí nhớ đến 50%.

Âm điệu: Làm tăng khả năng nhớ lại thông tin do kích thích bán cầu não phải hoạt động (bán cầu não hay bị bỏ quên trong học tập)

Chính thể luận: Là sự liên kết các thông tin vào các khái niệm tổng quát ghi nhớ thông tin tốt hơn là học từng chi tiết.

Vận dụng hết công suất của bán cầu não

Não trái có chức năng xử lý các thông tin mang tính chất học thuật (phân tích, lý luận). Não phải có chức năng xử lý các thông tin mang tính tưởng tượng (màu sắc, hình dạng, mơ mộng…). 90% các môn học ở trường chỉ sử dụng não trái, khi nó phải làm việc hết công suất thì não phải “ngồi không”.

Do đó có những lúc sinh viên ngồi trong lớp mơ mộng, suy nghĩ mông lung bị giáo viên đánh giá là mất tập trung nhưng thực chất là do não phải của các em đang “đòi làm việc”.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần đặt cả hai bán cầu não của các em cùng làm việc. Đây là cách làm việc hết công suất của não, rất hiệu quả được ví như là một người chạy bằng hai chân thì bao giờ cũng nhanh hơn người chạy một chân.

Cách đọc sơ đồ tư duy

Đọc sơ đồ từ trong ra ngoài, tức là đi từ ý kiến chính (nơi chứa từ khóa và hình ảnh then chốt) ra điểm chính rồi đến chi tiết phụ. Cách đọc sơ đồ theo cách tư duy mở rộng, ý tưởng được tỏa rộng như mạch máu.

Ví dụ: Bài văn miêu tả cây bàng

Từ khóa là cây bàng, đọc từ mở bài -> các ý của mở bài -> thân bài -> các ý của thân bài -> kết luận.

0