11/01/2018, 11:57

Soạn văn lớp 7 Học kỳ 2

Soạn văn lớp 7 Học kỳ 2 Bài 18. Văn bản TụC NGữ (*) Về THIÊN NHIÊN Và LAO động sản xuất ...

Soạn văn lớp 7 Học kỳ 2

Bài 18. Văn bản TụC NGữ (*) Về THIÊN NHIÊN Và LAO động sản xuất

Đọc- hiểu văn bản
Câu 1. Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.
Câu 2. Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm ? Mỗi nhóm gồm những câu nào ? Gọi tên từng nhóm đó.
Trả lời:
Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm hai nhóm như sau:
_ Nhóm 1: Từ câu 1 => câu 4: Tục ngữ về thiên nhiên.
_ Nhóm 2: Từ câu 5 => câu 8: Tục ngữ về lao động sản xuất.
Câu 3. Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau :
a) Nghĩa của câu tục ngữ.
b*) Cơ sở thực tiễn vua kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ.
c) Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ. (Ví dụ, có thể ứng dụng câu 1 vào viêc sử dụng thời gian cho phù hợp ở mùa hè, mùa đông như thế nào ?)
d) Giá trị của kinh nghiệm mà câu tụcngữ thể hiện.
Trả lời:
*a, b)
1, Câu I.
a, ý nghĩa: Sử dụng nghệ thuật đối để thấy được sự trái ngược của ngày và đêm tháng 5 và tháng 10.
b, Cơ sở thực tiễn: Sở dĩ có hiện tượng trên là do Trái Đất luôn tự quay theo một trục nghiêng và di chuyển trên một quỹ đạo có hình e-líp (hình bầu dục) quanh Mặt Trời.
2, Câu II.
a, ý nghĩa: Trời nhiều sao (quang mây) => sẽ nắng, ít sao (nhiều mây) => sẽ mưa.
b, Cơ sở thực tiễn: Ban đêm bầu trời quang đãng và ta có thể nhìn thấy nhiều sao thì ngày mai trời sẽ nắng. Nếu trời có nhiêu mây mưa thì ta thấy rất ít sao xuất hiện.
3, Câu III.
a, ý nghĩa: Nhìn thấy trên trời có ráng mây màu vàng như mỡ gà thì đó là hiện tượng sắp có dông bão.
b, Cơ sở thực tiễn: Đây là một kinh nghiệm có được là do nhiều lần quan sát thiên nhiên của ông cha ta.
4, Câu IV.
a, ý nghĩa: Vào tháng bảy nếu thấy kiến bò di chuyển chỗ ở lên các điểm cao thì đó là hiện tượng báo trươc sẽ có mưa lũ.
b, Cơ sở thực tiễn: Một số loài vật, trong đó có kiến, rất nhạy cảm trước sự thay đổi thời tiết nên sắp có mưa lụt là kiến cảm nhận được và tìm cách di chuyển chỗ ở lên cao để tránh ngập lụt.
5, Câu V.
a, ý nghĩa: Đất đai rất quý vì nó giúp cho con người làm ra lúa gạo hoa màu nên được ví: tấc đất (quý như) tấc vàng.
b, Cơ sở thực tiễn: Người lao động đã nhân thấy được điều này trong quá trình lao động sản xuất.
6, Câu VI.
a, ý nghĩa: sắp xếp các ngành nghề có giá trị kinh tế: Làm ao, trồng vườn, làm ruộng.
b, Cơ sở thực tiễn: Giúp người ta đầu tư vào san xuất nông nghiệp cho hiệu quả.
7, Câu VII.
a, ý nghĩa: Nêu lên các điều kiện quan trọng trong việc làm ruộng. Các điều kiện này được sắp xếp theo thứ tự nhất, nhì, ba, bốn.
b, Cơ sở thực tiễn: Trong canh tác các yếu tố này có liên quan mật thiết với nhau để tạo nên thành quả tốt đẹp.
8, Câu VIII.
a, ý nghĩa: Câu này có ý nghĩa đề cao vấn đề thời vụ.Trồng gì, gieo cấy thứ gì thì phảI thật thích hợp thời vụ mới có kết quả tốt. Còn yếu tố làm đất kĩ cũng là rất cần thiết nhưng vẫn phảI xếp theo vấn đề thời vụ.
b, Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm này cũng là rút ra từ quá trình canh tác. Có điều ngày nay do khoa học phát triển, nhiều thứ hoa quả tráI vụ đã ra đời và cho lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, trong việc trồng lúa thì vấn đề thời vụ vẫn phải coi trọng.
*c) Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong các câu trên:
_ Câu 1; Ưng dụng sắp xếp công việc cho hợp lí.
_ Câu 2; Dự báo cho người dân thời tiết sẽ chủ động cho gieo trồng, giữ gìn nhà cửa.
_ Câu 4: Quan sát hiện tượng liến bò lên cao mà đề phòng mưa lũ.
_ Câu 6, 7, 8: Vận dụng vào việc nông nghiệp để có thu hoạch tốt.
*d) Qua đây cũng thấy một số câu tục ngữ vẫn giúp ích nhiều cho công việc nhà nông. Tất nhiên ngàynay có việc dự báo thời tiết khá chính xác hoăc nhiều cách làm ăn mới đã xuất hiện như liên kết vườn – ao – chuồng hoặc làm cho cây ra hoa, kết quả tráI vụ làm cho kinh nghiệm sản xuất càng phong phú hơn.
4. Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm chung về hình thức:
_ Ngắn gọn;
_ Thường có vần, nhất là vần lưng;
_ Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức,cả về nội dung;
_ Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh;
Hãy minh hoạ những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị cua chúng bằng những câu tục ngữ trong bài học.
Trả lời:
_ Cách gieo vần: chủ yếu là vần lưng.
_ Sử dụng nghệ thuật đối nhằm nhấn mạnh sự khác biệt.
_ Liệt kê để thấy được tầm quan trọng vai trò khác nhau của từng yếu tố.
_ Sử dụng nhiều hình ảnh, sự vật để diễn đạt.
_ Cô đọng hàm súc, ngắn gọn ít nhất là 4 chữ, nhiều nhất là 9 hữ.

Bài 19.
Văn bản
Tục ngữ
Về con người và xã hội
Đoc – hiểu văn bản
Câu 1. Em hãy đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu các câu tục ngữ và một số từ khó trong văn bản.
Câu 2. Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung sau:
a, Nghĩa của câu tục ngữ.
b, Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.
c, Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ (yêu cầu này chỉ cần thực hiện với một số câu làm mẫu).
Trả lơi:
*a. b)
1, Câu I.
a, ý nghĩa: Lấy số từ rất nhỏ để so sánh số từ rất lớn => Nhằm đề cao giá trị con người, con người luôn quý hơn mọi giá trị vật chất.
b, Cơ sở thực tiễn: Lối sống nhân đạo cảu con người Việt Nam.
2, Câu II.
a, ý nghĩa: _ Nghĩa đen: cái răng, cái tóc góp phần tạo nên 1 phần hìhn thức của con người.
_ Nghĩa bóng: cái răng, cái tóc chỉ phẩm chất, sức khoẻ, tuổi tác của con người.
b, Cơ sở thực tiễn: Nhắc nhở phải giữ gìn răng tóc cho lịch thiệp, gọn gàng, sạch sẽ.
3, Câu III.
a, ý nghĩa: _ Nghĩa đen; Dù có đói đến mấy phải ăn uống cho sạch sẽ, phải thơm tho, gọn gàng.
_ Nghĩa bóng: Dù có nghèo khổ thế nào đi chăng nữa thì cũng phải giữ gìn nhân cách của mình.
b, Cơ sở thực tiễn: Khuyên con người hãy biết thật thà, trong sạch, không làm điều gian xấu.
4, Câu IV.
a, ý nghĩa: Nhắc nhở người ta phải biết học hỏi phải nói rõ ra trong cuộc sống để hoàn thiện con người mình.
b, Cơ sở thực tiễn: Nhấn mạnh con người phải học hỏi rất nhiều điều như hoc ăn, học nói, học mở.
5, 6 Câu V, VI.
a, ý nghĩa:_ Đề cao vai trò của người thầy trong việc đào tạo nhân tài, bồi dưỡng tri thức.
_ Khi học bạn là khi ý thức chúng ta cao hơn bạn bè cùng tâm lí lứa tuổi bảo ban sẽ hiểu quả hơn, học bạn là học ở những cái: văn hoá, cáhc sống, cách cư sử.
b, Cơ sở thực tiễn: Chúng ta phải biết vừa học thầy vừa học bạn, chúng ta không nên tuyệt đối học môt riêng cái nào.
7, Câu VII.
a, ý nghĩa: Khuyên người ta phải biết thương yêu người khác như chíng bản thân mình, vừa có ý đề cao đạo lí của nhân dân: luôn sồn nhân hậu, giàu tình nhân ái.
b, Cơ sở thực tiễn: Hãy biêt giúp đỡ những người khó khăn, trẻ em khuyết tật,…. và hãy yêu thương họ như chính yêu bản thân của mình.
8, Câu VIII.
a, ý nghĩa: Câu tục ngữ giáo dục chúng ta phải biét ơn những người đã sinh thành, dạy dỗ, nuôi dưỡng, hi sinh,…
b, Cơ sở thực tiễn: Thể hiện đạo lí “Uống nứoc nhớ nguồn” của nhân dân ta.
9, Câu IX
a, ý nghĩa; Dạy cho chúng ta phải biết đoàn kết, yêu thương nhau thì mọi việc sẽ thành công.
b, Cơ sở thực tiễn: Chúng ta hãy phát huy tinh thần đoàn kêt trong mọi công việc.
Câu 3.* So sánh hai câu tục ngữ sau:
_ Không thầy đố mày làm nên.
_ Học thầy khong tày học bạn.
Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau ? Vì sao ? Em hãy nêu mọt vài cặp câu tục ngữ cũng có nội dung tưởng như ngược nhau nhưng lạ bổ sung cho nhau.
Trả lời:
_Ta thấy hai câu này không mâu thuẫn với nhau mà lạ có ý nghĩa bổ sung cho nhau, vì trong cuộc sống, chúng ta không chỉ học ở trường do các thầy giáo cô giáo dạy bảo ma còn phải học ở mọi lúc, mọi nơi. Lúc này, chính những người bạn ở quanh ta là những người thầy của ta. ta có thể học hỏi được các bạn nhiều cái hay, cái tốt về đạo đức, về trình đô chuyên môn, về kiến thức khoa học, về tinh thần làm việc, về cách đối xử với mọi người xung quanh,,,,
Cặp câu tục ngữ sau cũng có nội dung tưởng như ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau:
_ Anh em như chân với tay;
_ Bán anh em xa mua láng giềng gần.
Câu 4: Hãy chứng minh và phân tích giá trị của của các đặc điểm sau trong tục ngữ:
_Diễn đạt bằng so sánh ;
_ Diễn đạt bằng cách dung hình ảnh ẩn dụ ;
_ Từ và câu có nhiều nghĩa.
Trả lời:
_ Diễn đạt bằng so sánh:
+ Thương người như thể thương thân;
+ Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
ð Cách diễn đạt này làm cho câu tục ngữ thêm sinh động, cụ thể, dễ cảm nhận.
_ Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ:
+ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao;
+ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
ð Các hình ảnh: một cây, non, ba cây, hòn núi cao, sóng cả, tay chèo đều là những hình ảnh ẩn dụ.
Các hình ảnh này làm cho câu tục ngữ thêm sâu sắc.
_ Từ và câu câu có nhiều nghĩa:
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Các từ mực, đèn, rạng đều có hai ý nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Cả câu cũng có nghĩa đen hay nghĩa bóng.
Mực la một thứ tôi, đen => để chỉ những điều điều xấu xa, kẻ xấu, môi trường xấu.Nừu sôngs trong môi trường xấu, tiếp xúc với nhiều kẻ xấu thì cũng bị lây nhiễm thói xấu.
Đèn là một vật sáng, soi ro mọi vật xung quanh. Nếu ta được sống trong một môi trường tốt, tiếp xúc với những người tốt thì cũng dẽ học hỏi được điều hay lẽ phải.
Câu này khuyên chúng ta hay biết chọn bạn mà chơi tìm môi trưoqngf sống tốt mà ở.

Bài 20.
Văn bản
TINH thần YÊU nước của nhân dân ta

đọc- hiểu văn bản
Câu 1: Bài văn này nghị luận về vấn đề gì ? Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.
Trả lời:
_ Bài văn này nghị luận về lòng yêu nước của nhân dân ta.
_ Câu chốt trong phần mở đầu thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài là: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
Câu 2: Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.
Trả lời:
_ Bố cục bài văn: + Đoạn 1: Tinh thần yêu nước và sức mạnh của tinh thần yêu nước.
+ Đoạn 2; _Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong qua khứ.
_ Tinh thần yêu nước cảu nhân dân ta trong thời đại ngày nay.

+ Đoạn 3; Những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước, nhiệm vụ phải phát huy tinh thần yêu nước.
_ Dàn ý:
ã Mở bài: Từ đầu cho tới….”nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Nêu luận điểm chính: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Khẳng định giá trị và sức mạnh của lòng yêu nước đó.
ã Thân bài: Dùng thực tế lịch sử dân tộc từ xưa tới nay để chứng minh cho luận điểm trên.
ã Kết luận: Bàn luận thêm về lòng yêu nước và xác định nhiệm vụ phải phát huy lòng yêu nước đó trong công cuộc kháng chiến cứu nước và xây dựng đất nước.
Câu 3: Để chứng minh cho nhận định :”Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chững nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào ?
Trả lời:
_ Trình bày theo thời gian: từ qua khứ đến hiện tại.
_ Trình bày theo tuổi tác: từ cụ già đến nhi đôngg trẻ thơ.
_ Trình bày theo không gian: + Từ nước ngoài đến vùng tạm bị chiếm.
+ Từ miền ngược đến miền xuôi.
_ Trình bày theo nghề nghiệp.
ð Cách trình bày dẫn chứng khoa học, phong phú, đa dạng, lập luận sắc bén để nói lên tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Câu 4: Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh nào ? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.
Trả lời:
_ Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh như:
+ Tinh thần yêu nước như làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
+ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, bình pha lê, rõ dàng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rướng, trong hòm.
ð Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh lấy cái cụ thể gần gũi để so sánh cái trìu tượng để cho người đọc thấy được 2 biểu hiện của lòng yêu nước: cuồng nhiêt, kín đáo.
Câu 5: Đọc lại đoạn văn từ “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:
a, Câu mở đoạn và câu kết đoạn.
b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào ?
c, Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình : “từ…đến…” có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
Trả lời:
a, Câu mở đoạn : “Đồng bào ta ngỳa nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước”.
Câu kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.
b, Các dẫn chứng trong đoạn văn này được sắp xếp theo cách sau:
+ Thời gian
+ Quan hệ tuổi tác
+ Không gian
+ Nghề nhiệp
c. Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình”từ…đến…” có quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện sự đồng tâm nhất trí, thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc. Tất cả đều biểu lộ lòng nồng nàn yêu nước bằng cách tham gia vao f các công tác kháng chiến cứư nước.
Câu 6: Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật ? (bố cục, chọn loc dẫn chứng và trình tự đưa dẫn chứng, hình ảnh so sánh…)
Trả lời:
Lập luận chặt chẽ. cáhc sắp xếp các luận cứ rất hợp lí đã chứng minh rõ lòng yêu nước nồng nân của nhân dân ta. Lời văn còn có hình ảnh sáng tạo. gợi cảm và chứa chan xúc cảm chân thành của người viết. Tất cả những điều đó đã lam cho văn bản này không những mạnh mẽ, sâu sắc về mặt nghị luận mà còn hay, đẹp về mặt văn học, nghệ thuật, vì thế mà nó đã trở thành một bài viết mẫu mực về mặt nghị luận và luôn có sức thuyết phục, sức cuốn hút rất cao.

Bài 21.
Văn bản
sự giàu đẹp của tiếng việt
Đoc- hiểu văn bản
Câu 1: Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn.
Trả lời:
_ Bố cục 2 phần: + Phần 1. Từ đầu _ qua các thời kì lịch sử: Giới thiệu khái quát về Tiếng Việt 1 thứ tiếng đẹp, 1 thứ tiếng hay.
+ Phần 2: Còn lại: chứng minh Tiếng việt là 1 thứ tiếng đẹp, 1 thứ tiếng hay.
Câu 2: Hãy cho biết nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay “ đã được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn này như thế nào.
Trả lời:
_ Tác giả giải thích sự đặc sắc của Tiếng Việt bằng hai vê:
+ Vế 1: Tiếng Việt là thứ tiếng hài hoà về âm hưởng và tế nhị, uyển chuyển trong việc đặt câu.
+ Vế 2: Tiếng Việt có đủ khảc năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng…thời kì lịch sử.
Câu 3: Để chứng minh cho vẻ đẹp của Tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào ?
Trả lời:
_ Đẹp: + Về giàu chất nhạc;
+ Có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú;
+ Giàu về thanh điệu (6 thanh), giàu hình tượng ngữ âm.
_ Hay: + Có 1 vốn từ phong phú và dồi dào;
+ Vốn từ ngày tăng dần lên;
+ Ngữ pháp uyển chuyển và chính xác hơn.
ð Tác giả đưa ra các dẫn chứng, toàn diện, phong phú. chặt chẽ để chứng minh Tiếng Việt giàu và đẹp.
ð Tiếng Việt ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu đi lên của xã hội.
Câu 4: Sự giàu có và khả năng phong phú của Tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện nào ?
Em hãy tìm một số dẫn chứng cụ thể đểlàm rõ các nhận định của tác giả.
Trả lời;
_ Sự giau có và khả năng phong phú của Tiếng Việt thể hiện ở những phương diện sau:
+ Từ vựng Tiếng Việt luôn được bổ sung ngày càng nhiều thêm để biểu hiện các khai niệm mới;
+ Ngữ pháp cũng ngày càng phát triển uyển chuyển hơn, chính xác hơn;
+ Tiếng Việt có đủ mọi khả năng đáp ứng nhu cầu của đời sống văn hoánagỳ càng phức tạp hơn về mọi mặt kinh tế, chính trị,…
_ Một số dẫn chứng cụ thể làm rõ các nhận định của tác giả:
+ Tiếng Việt đã Viẹt hoá nhiều từ Hán để sử dụng trong việc viết các văn bản hoặc trong giao tiếp : học sinh, hiệu trưởng, khoa học, hạnh phúc,…
+ Tiếng nước ngoài khác cũng đã trở thành Tiêng Việt: ô tô, xà bông, compa, mít tinh,…
Câu 5:* Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này là gì ?
Trả lời:
Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này là: Với lối văn thật trong sáng, mạch lạc, tác giả đã đưa ra những lí lẽ chặt chẽ kèm theo các dẫn chứng xác đáng để chứng minh sự giàu đẹp của Tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp tạo nên một sức thuyết phục cao.

Bài 23.
Văn bản
Đức tính giản dị của bác hồ
Đọc- hiểu văn bản
câu 1: Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ,tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác ?
Trả lời:
_ Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đàu: Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
_ Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện sau:
+ Bữa cơm;
+ Cái nhà;
+ Lối sống;
+ Lời nói và bài viết.
Câu 2; Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn.
Trả lời:
_ Dựa lí lẽ để khẳng định đời sống bình thường cũng như đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ là vô cùng giản dị, khiêm tốn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
_ Dùng nhiều dẫn chứng để chứng minh sự giản dị đó.
_ Bố cục của bài văn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến…thanh bạch, tuyệt đẹp.
+ Đoạn 2; Phần còn lại.
Câu 3: Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi !” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này.
Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không ? Vì sao ?
Trả lời:
_ Tác giả đưa ra những dãn chứng về nhiều mặt: Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
_ Dẫn chứng kèm theo lời phân tích thật thấu đáo làm nổi bật lên nhiều đức tính tốt đẹp của Bác Hồ: Người không chỉ giản dị trong cách sống mà còn rất quý trọng con người, quan tâm tới mọi người xung quanh, Người siêng năng làm việc từ việc rất lớn đến việc rất nhỏ nhặt. Cái tên Người đặt cho các đồng chí phục vụ cũng thể hiện niềm tin của Người vào sự nghiệp chung của Đảng, của dân tộc.
Lời văn chứng minh được lồng vào những hình ảnh nghệ thuật đẹp đẽ, đặc sắc: Trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hưong thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao.
_ Cuối cùng ta thấy rõ tình cảm của người viết đựoc gửi vào mỗi câu văn là tình cảm chân thành, là tình yêu kính thiết tha đối với Bác Hồ. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần làm nên sự lôi cuốn của bài văn, tạo nên sức thuyết phục.
Câu 4: “ Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất.”
Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác ?
Trả lời:
_ Tác giả đã dùng lí lẽ để giải thích rõ nguyên nhân của đời sống giản dị thanh bạch của Bác Hồ. Nguyên nhân đó là: Người đã sống hoà mình với cuộc sống giản dị, gian khổvà chiến đấu ác liệt của nhân dân. Tác giả cũng dùng lí lẽ để phân tích vấn đề nâng cao thêm sự nhận thức về Bác: đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú tạo nên những giá trị tinh thần cao đẹp.
Câu 5: Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận ở đây là gì ?
Trả lời:
Bài văn đã nêu ra nhiều dẫn chứng, các dẫn chứng lại được phân tích, lí giải sâu sắc nhưng tất cả không phải là những lời lẽ khô khan mà các các câu văn luôn chứa chan tình cảm yêu thương, kính phục, thể hiện nhiệt tình sôi nổi của người viết. Các câu văn cũng rất trong sáng với cách dùng từ ngữ độc đáo, tài hoa, có tính nghệ thuật cao.

Bài 24:
Văn bản
ý nghĩa văn chương
Đọc- hiểu văn bản
Câu 1:Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn banr để tìm ý trả lời.
Trả lời:
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương yêu muôn vật, muôn loài.
Câu 2: Hoai Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống…”. Hãy đọc lại chú thích (5) rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.
Trả lời:
_ Văn chương là hình dung của sự sống”: điều này có nghĩa là trong tác phẩm văn học người ta luôn tìm thấy những hình ảnh của cuộc sống.
Ví dụ: Đọc bài thơ Lượm của Tô Hoài ta bắt gặp được một chú bế giao liên hồn nhiên, nhanh nhẹn, yêu đời đã kiên cường vượt qua mặt trận đầy lửa đạn để làm nhiệm vụ và chú đã hi sinh giữa đồng lúa quê hương. Lượm chính là “hình dung của sự sống” . Lượm là nhân vật trong bài thơ tiêu biểu cho hàng ngàn em bé liên lạc có thật trong cuộc kháng chiến chống Pháp của chúng ta.
_ Ngoài ra văn chương con sáng tạo ra sự sống.
Nhà văn có vốn sống phong phú, có sự hiểu biết sâu sắc về xã hội, về con người, lại có trí tưởng tượng, snág tạo nên đã tạo ra nhiều nhân vật, nhiều cảnh đời trong tác phẩm. Những nhân vật, những cảnh đời này không giống hẳn một con người thực nào, một cảnh đời thực nào nhưng lại tập trung những nét tiêu biểu nhất của nhiều người thức của nhiều cảnh đời có thực. Do đó mà tác phẩm trở nên sâu sắc hơn, cô đọng hơn, điển hình hơn giúp cho người đọc hiểu rõ hiện thực cuộc sống hơn. Như vậy chính là tác phẩm đã sáng tạo ra sự sống.
Ta cũng thể nói thêm về vấn đè này: ví dụ như: Tô Hoài đã rất sáng tạo khi dựng nên cuộc sống của bao nhiêu con vật bé nhỏ quanh ta con dế men, con dế trũi, con châu chấu… Xã hội của các con vật này cũng có nhiều nét giống với xã hội của con người. Đó cũng là một cách tạo ra sự sống trong tác phẩm văn chương.
Câu 3: Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì ? Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống” đến hết văn bản để tìm ý trả lời.
Trả lời:
_ Công dụng của văn chương là : Gây cho ta những tình cảm ta không có và luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có .
Câu 4: Đcọ lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần tập làm văn ở bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi :
a, Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào trong hai loại sau ?
Vì sao?
_ Nghị luận chính trị _ xã hội
_ Nghị luận văn chưong
b, Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc ? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời :
_ Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;
_ Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;
_ Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
Tìm một đoạn văn bản để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn.
Trả lời:
a, Văn bản ý nghĩa văn chưong thuộc loại nghị luận văn chương.
b, Sự đặc sắc của bài viết ý nghĩa văn chương : vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc và hình ảnh.
Dẫn chứng: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”

Bài 26:
Văn bản
Sống chết mặc bay
Đoc- hiểu văn bản
Câu 1: Sống chết mặc bay có thể chia ra làm mấy đoạn ? Mỗi đoạn nói gì ?
Trả lời:
_ Sống chét mặc bay có thể chia lam 3 đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu đến “Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất:
Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
+ Đoạn 2: từ “ấy, lũ con dân…” cho đến “…ù! thông tôm, chi chi nảy!… Điếu mày!”: Cảnh quan phủ và quan lại chơi bài.
+ Đoạn 3: Còn lại: Cảnh vỡ đê.
Câu 2: Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
Dựa vào định nghĩa trên, em hãy:
a, Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.
b, Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về cảnh người dân đâng hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, trang nghiêm.)
c, Chỉ ra qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tác giả khắc hoạ như thế nào. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về : chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi “đốc thúc việc hộ đê” ; cách ngồi, tư thế, giọng điệu ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng…, đặc biêtụ là thái độ, cách nói khi đã có tin đê vỡ.)
d, Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.
Trả lời:
a, Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện này : cạnh dân phu lam lũ, lầm than lo giữ đê và cảnh quan phụ mẫu ung dung ngồi đánh bài, mặc kệ đê vỡ, dân khổ.
b, Hai mặt tương phản đó thể hiện cụ thể ở các cảnh sau:
Cảnh dân hộ đê Cảnh quan lại chơi bài
Thời gian và vị trí _ 1 giờ đêm
_ Ngoài trời mưa gió, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê ở làng X, phủ X=> núng thế, sắp vỡ.
ð Tình thế nguy kịch, ngàn cân treo sợi tóc. _ Đình ở trên mặt đê, cao và vững trãi => an toàn, vững trãi thuận lợi cho việc chơi bài.

Cảnh tượng _ Trăm nghìn con người, kẻ thì thuổng, kẻ thì đội đất rồi lướt thướt như chuột lột
ã Nhốn nháo, khổ cực, thảm hải, gội gió tăm mưa như một lũ sâu, kiến. _ Đèn thắp sáng trưng, nhộn nhịp, tưng bừng.
_ Quan phụ mẫu uy nghi, chễm trê.
_ Vật dụng sang trọng, ăn uống sa hoa.
_ Trang nghiêm, đường bệ.

ð Cuộc sống người dân đang đứng trước nguy cơ, nghìn sầu muôn thảm, còn quan lại ăn chơi sa hoa, vô trách nhiệm.
c, Qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê” được khắc hoạ thật tỉ mỉ, chi tiết:
Dân Quan phụ mẫu
_ Tiếng kêu vang rời, dậy đât.
_ Tiếng kêu rầm rĩ.
_ Tiếng ào ào như thác chảy xiết.
_ Tiếng trâu, bò, gà,…kêu vang tứ phía.
ð Cảnh đê vỡ ra.
Một người nhà quê mình mồm lấm láp, quần áo ướt đẫm: “Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi.
_ Nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, …xiết.
ð Cảnh thảm sầu, khổ cực của người dân.

_ Mọi người giật nảy mình. Quan phụ mẫu điền nhiên lăm le chờ người bốc.
ð Quan phụ mẫu là một người vô trách nhiệm, thản nhiển trước tai hoạ đang ập đến, hàng ngàn tính mạng của người dân:
Ông cách cổ chúng mày, bỏ tù chúng mày.
_ Tiếp tục chơi bài.
ð Thể hiện thái độ hốc hách quát nạt, đổi hết tội cho người dân và vuốt trắng tội mình. Điển hình cho những tên quan trong sự nửa thực dân phong kiến. ù ván bài to, vỗ tay xuống sập kêu to: ù…thì tôm…
ð Vui sưóng đến cực đọ`
d, Tác giả dụng ý dựng lên cảnh tương phản này nhằm vạch trần bản chất bọn quan lại thời Pháp thuộc: Chúng chẳng bao giờ thực sự lo cho dân mà rất nhẫn tâm, bỏ mặc dân rơi vào cảnh gian nan ruộng ngập, nhà trôi, đói rét bần cùng. Chúng chỉ lo vơ vét, cho đầy túi để sung sướng và thoả mãn mọi thú vui chơi của bản thân.
Câu 3: Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nết tính cách của nhân vật
Em hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
a, Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, cảng thẳng của người dân (trong đó có mức độ của tiếng trống đánh, ốc thổi, tiếng người gọi nhau sang hộ đê) là thế nào ?
b, Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan phủ như thế nào?
c, Hãy nhân xét về tác dụng của sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
Trả lời:
a, Sự tăng cấp trong việc miêu tả mưa gió, nước sông ngày càng dâng cao, nguy cơ vỡ đê ngày càng lớn, cảnh hộ đê ngày càng vất vả, căng thằng và cuối cùng là cảnh ngập lụt thật thương tâm:
+ Nguy cơ ngập lụt ngày một tăng cao”
_ Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to quá, khúc đê làng X, thuộc phủ X, xem chừng núng thế…
_ Trên trời vẫn mưa tầm mưa tã trut xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên..
_ Có tiếng ào ào như thác chảy xiết, rồi tiếng gà, chó, …kêu vang tứ phía.
_ Nước trang lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết…
+ Cảnh tình của dân phu vật lộn với nước mỗt lúc thêm cực nhọc, thê thảm:
_ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ thì đội đất, kẻ vác tre..
_ Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử..
_ Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe cnàg lớn.
_ Kẻ sống không chỗ ẻ, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh trên mặt nước…
b, Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ ham mê bài bạc của tên quan phủ:
+ Ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì dầu trời long lở đất, đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ.
+ …đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp. Đứng trên đê mà đốc kể cắm cừ, người đổ đất, lắm nỗi lầm than, sao bằng ngồi trong đình, đã săn kẻ bốc nọc, người chia bài, nhiều đường thú vị.
+ Mặc! Dân, chẳng dân thì chớ! Con bài ngon há nỡ bỏ hoài ru! Quan lớn ngài ăn, ngài đánh, ..
+ … Nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẵn điền nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.
+ Khi có người xông vào báo tin đê vỡ thì ngài đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
Ông cách cổ chúng mày, bỏ tù chúng maỳ.
`c, Hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp được kết hợp rất khéo léo trong tác phẩm đã có tác dụng làm bản chất “lòng lan dạ thú” bất nhân, thất đức, hống hách, bạo tàn của tên quan cứ tưng bước từng bước lộ ra dần và cuối cùng người đọc thấy được nguyên hình của hắn.
Câu 4: Hãy phát biẻu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật (ngôn ngữ, hình tượng nhân vật,…) của truyện Sống chết mặc bay.
Trả lời:
_ Giá trị hiện thực: Phản ánh cuộc sống ăn chơi hưởng lạc vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền và cảnh sông thê thảm của người dân trong xã hội xưa.
_ Giá tri nhân đạo: lên án ke cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng người dân.
_ Nghệ thuât: Dùng biện pháp tương phản để khắc học nhân vật làm nổi bật tư tưởng củ nhân vật.

Bài 27:
Văn bản
Những trò lố
hay là va-ren và phan bội châu
Đọc – hiểu văn bản
Câu 1: Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu ? Căn cứ vào đâu để kết luận ?
Trả lời:
_ Đây là câu truyện được viết bằng trí tưởng tượng.
“Chúng ta hay theo dõi, theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng, những trò lố chính thức của ông Va-ren”.
Câu 2: Đcọ kĩ đoạn đầu tác phẩm từ “Do sức ép của công luận” đến “Phan Bộ Châu vẫn bị giam trong tù” và trả lời các câu hoi sau:
a, Va-ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu ?
b, Thực chất của lời hứa đó là gì ?
Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thử cứ cho rằng {…} sẽ chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va-ren ?
Trả lời:
a, Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu (đay là sự chăm sóc đặc biệt)
b, Thực chất của lời hứa này là một quân bài chính trị, bất đi dư luận của sức ép. Cụm từ “nửa chính thức hứa” nói lên thái độ lấp lửng, mập mờ của Va-ren, một vị toàn quyêng đông dương có thể giữ lời hứa hay sao.
Câu 3: Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính la Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời câu hỏi sau:
a, Số lượng lời văn dành cho việc khăc hoạ tính cách của từng nhân vật nhiều it như thế nào ? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc hoạ tính cách của từng nhân vật ?
b, Qua những lời lẽ co tính chất độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào ?
c, Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy gì về khí phách, tư thế của Phan Bội Châu trước Va-ren ?
Trả lời:
_ Sự tương phản đối lập trong bút pháp, khắc hoạ giữa 2 nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu.
a, Lời văn của :
ã Va-ren: Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruông bỏ lòng tin, ruồng bỏ cấp mình => Kẻ phản bội.
ã Phan Bội Châu: Con người đã hi sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nở mình, sống xa quê hương, luôn bị lũ này san đuổi, bị chúng nhử vào… đầy đoạ trong nhà giam => Vị anh hùng.
ð Lời văn của Va-ren it hơn của Phan Bội Châu .
b, Qua ngôn ngữ độc thoại:
ã Mục đích: Muốn dụ dỗ Phan Bội Châu đầu hang và cấu kết với thực dân Pháp.
ð Tính cách của Va-ren xảo trái và lừa bịp.
ð
Ngoài ra, Va- ren còn trỏ nên xấu xa, ngang nhiên kể ra những tên tuổi tai tiếng đã từng phản bội.
ð Va-renlà một kẻ xâu xa, nham hiểm
Thái độ của Phan Bội Châu im lặng, kinh thường thể hiện sự vững vàng cao hơn kẻ địch, thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất một lòng, một dạ yêu nước.
Câu 4: Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phân Bội Châu dừng lại ở câu : “…chỉ vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu thì có được không ? Nhưng ở đây lại có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm của tác giả thì giá trị câu chuyện được nâng lên như thế nào ?
Trả lời:
_Tac phẩm không chỉ dừng ở lại chỗ chỉ vì Va-ren không hiểu Phan Bội Châu mà Phan Bội Châu cũng không hiểu Va-ren mà còn thêm đoạn kết với quả quyết của anh binh lính làm tăng giá trị của truyện, khắc sâu thêm bản lĩnh và tính cách Phan Bội Châu và thấy được Va-ren là một kẻ lố bịch.

Bài 28:
Văn bản
Ca huế trên sông hương

Đọc- hiểu văn bản
Câu1:Trước khi đọc bài này,em đã biết gi về cố đô huế?Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết.
Trả lời:
Vài đặc điểm tiêu biểu của xứ huế:
Huế là cố đô của triều đình nhà Nguyễn. Thành phố Huế nằm bên bờ sông Hương, một con sông đựp dào dạt chấ thơ. ở Huế có thôn Vĩ Dạ, một làng xóm nhiều bóng cau, bóng trúc đã in dấu trong thơ Hàn Mặc Tử. ở Huế cung vua vẫn còn và gần đây được tu bổ lại: Đó là Đại Nội với sân rồng, nơi các quan trong triều tới để chầu vua, dâng sớ tấu. ở Huế còn có nhiều lăng tẩm, nơi chôn cất các bậc quân vương như lăng Khải Định, lăng Tự Đức. Chợ Đông Ba của thành phố Huế bán rất nhiều mon ăn riêng cuar địa phương. Nón Huế, những chiếc nón bài thơ mỏng manh, trắng ngà luôn làm tôn thêm vẻ đẹp thướt tha của tà áo dài xú Huế.
Câu 2: Hãy thống kê tên các làn điệu dân ca Húê và tên những dụng cụ âm nhạc được nhắc tới trong bài văn, để thấy sự đa dạng phong phú của hình thức ca Huê tren sông Hương.
Trả lời:
_ Hò: Hò lơ, hò ô, hò xay lúa, hò nện, hò chèo cạn, hò bài thai, hò giã gạo, …
_ Lí: hoài xuân, hoài nam, con sáo.
_ Dân ca: nam bình, quả phụ, nam xuân, nam ai, tương tư khúc, hanh vân.
_ Các dụng cụ âm nhạc: đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu, đàn sáo, đàn cặp sanh tiền.
Câu 3: Sau khi đọc bài văn trên, em biết thêm gì về vùng đất này ?
Trả lời:
_ Sau khi đọc bài văn trên, ta được biết thêm các làn điệu dân ca và các nhạc cụ dân tộc của xứ Huế thật vô cùng phong phú. Cách đi thuyền trên sông trong đêm thanh vắng để toàn tâm toàn ý lắng nghe tiếng hát tiếng đàn sâu lắng, gợi cảm, thiết tha là một thú chơi thật thanh tao cuat người đất cố đô đa cảm.
Câu 4: Hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
a, Ca Huế được hinhg thành từ đâu ?
b, Tại sao các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, tưới vui, vừa trang trọng, uy nghi ?
c*) Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú tao nhã ?
Trả lời:
a, + Hình thành từ dòng ca nhạc dân gian.
+ Nhạc cung đình
b, Vì trong đó có sự kết hợp giữa dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.
c, Vì đây là một thú vui tinh thần. Tiếng đàn nhạc và lời ca đầy sức quyến rũ, làm xao động tận đáy tâm hồn, làm người ta cảm nhận được tâm tư tình cảm sâu lắng của người xứ Huế, cảm nhận được vẻ đẹp của sông Hương, núi Ngự, làm người ta thấy thêm yêu người mến cảnh của xứ Huế thân thương và đó cũng chính là cơ sở của tình yêu đất nước.

Bài 29:
Văn bản
Quan âm thị kính
Đọc- hiểu văn bản
Câu 1: Đọc kĩ tóm tắt nội dung vở chèo Quan âm thị kính.
Câu 2: Đọc kĩ trích đoạn Nỗi oan hại chồng và chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó.
Câu 3: Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật ? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện sự xung đột kích ? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai ?
Trả lời:
_ Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có 5 nhân vật: Thiện Sĩ, Thị Kính, Sung Ông, Sùng Bà, Mãng Ông.
_ Hai nhân vật là nhân vật chính thể hiện sự xung đột kích là: Thị Kính và Sùng bà.
_ Thị Kính; Tiêu biểu cho ngươig lao động và giai cấp bị trị.
Còn Sùng bà : tiêu biểu cho giai cấp thống trị.
Câu 4: Khung cảnh ở phần đầu trích độan là khung cảnh gì ? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này ?
Trả lời:
_ Khung cảnh vào lúc đêm khuya.
_ Chồng – Thiện Sĩ: đọc sách, rùi mài, kinh sử, đợi hội Long Vân.
_ Vợ – Thị Kính: ngồi quạt cho chồng, ngồi khâu vá đến tận đêm khuya => chăm chỉ, nết na, chăm lo và lo lắng => Thị Kính điển hình cho người phụ nữ Việt Nam (trong xã hội xưa)
Câu 5: Thảo luận ở lớp: hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính.
Trả lời:
_ Hành động :
+ Dúi đầu thị Kính ngã xuống;
+ Bắt Thị Kính ngửả măt lên;
+ Nói lấn áp đi và không cho Thị Kính thanh minh;
Nhà họ Sùng Nhà họ Mãng
_ Giống phượng, giống công;
_ Cao môn lệnh tộc;
_ Rồng phượng _ Mỡo mả gà đồng;
_ Con nhà cua ốc;
_ Liu điu
ð Xỉ vả, mặt sứa gan lim, mặt trơ như mặt thớt, trơ chẽn, trên dâu dưới bậc hẹn hò => cầm dao giết chồng => Sùng bà đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến, điêu toa, tàn nhẫn, độc ác, đây Thị Kính từ một người phụ nữ yêu chồng, thương con, hiền dịu, nết na, bây giờ bị đuổi ra nhà vì tội lẳng lơ, giết chồng.
Câu 6: Trong trích đoạn, mấy lần Thị Kính kêu oan ? Kêu với ạ ? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận đựoc sự cảm thông ? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó ?
Trả lời:
_ Trong đoạn trích, 4 lần Thị Kính kêu oan với mẹ chồng nhưng mỗi lần kêu oan thì nỗi oan càng chông chất hơn và lần cuối cùng kêu oan với cha nhưng người cha cũng tỏ ra bất lực đối với nỗi oan của con.
Câu 7: Thảo luận ở lớp: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông con làm điều gì tàn ác ? Theo em, xung đột kịch trong trích đoạn này thể hiện cao nhất ở chỗ nào ? Vì sao ?
Trả lời:
_ Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn mỉa mai, châm chọc Mãng ông:
“… Đấy, con ông đấy, ông đem về mà dạy bảo. Từ giờ trở đi, ôngn hãy bớt cái mồm mà khoe khoang, nữ tắc với chả nữ công. Về đi !”
_ Đỉnh điểm của xung đột kịch là Mãng ông bị đẩy ngã, Thị Kính ôm cha khóc và quyết định đi tu hành => Trong đỉnh điểm này Thị Kính chịu 3 nỗi đau:
+ Hôn nhân tan vỡ;
+ Nỗi đau cha bị làm nhục;
+ Nỗi oan bị oan khiên.
Câu 8: Qua cử chỉ và ngôn ngữ nhân vật, hãy phân tích tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà. Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành “ có ý nghĩa gì ? Đó có phải là con đườn giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ không ?
Trả lời:
_ Trước khi rời khỏi nhà họ Sùng bà, Thị Kính đã khẩn khản kêu oan với mọi người trong nhà họ Sùng nhưng đều vô hiệu. Nàng thực sự là người đoan chính lênn vô cùng đau đớn, tủi hổ trứoc lời buộc tội giết chồng. Nàng thực sự yêu thương chồng nên vô cùng đau sót trước cảnh tình vợ chồng phải lìa tan. Việc Thị Kính quyết tâm cải dạng nam tử để đi tu có ý nghĩa là nỗi oan nàng quá lớn không còn có thể giải quyết, minh oan đựơc trong đời thường, Nàng phải tìm tới cửa chùa” cầu Phật tổ chứng minh” cho tấm lòng ngay thẳng, từ thiện của nàng.
Tuy nhiên, con đườn đó cũng chẳng phải là con đường thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ. Khi đã trở thành nhà sư trẻ , nàng lại phải gieo chịu một nỗi oan khác mà chỉ khi chết đi mới có thể giãi bày.ư

 soanbailop6.com
0