Soạn văn lớp 12: Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
Soạn văn lớp 12 tập 2: Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo). Câu 3: Đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu trong văn nghị luận là thể hiện thái độ, cảm xúc của người viết thông qua việc dùng từ, đặt câu và sử dụng các phép tu từ từ vựng và cú pháp ...
Soạn văn lớp 12 tập 2: Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo). Câu 3: Đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu trong văn nghị luận là thể hiện thái độ, cảm xúc của người viết thông qua việc dùng từ, đặt câu và sử dụng các phép tu từ từ vựng và cú pháp
III. XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Câu 1: Tìm hiểu các ngữ liệu sau
a. Giống và khác nhau
- Điểm giống:
+ Cả hai đoạn đều có giọng điệu khẳng định chắc chắn vấn đề nghị luận: tội ác của thực dân Pháp đối với đồng bào ta và tư tưởng yêu đời ham sống của Hàn Mặc Tử.
+ Lời văn trang trọng, nghiêm túc,dứt khoát, giọng điệu khẳng định.
- Điểm khác:
+ Đoạn 1: giọng sôi nổi, mạnh mẽ, hùng hồn.
+ Đoạn 2: giọng trầm lắng, thiết tha.
b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt là đối tượng nghị luận và nội dung nghị luận:
- Đoạn (1): là đoạn văn viết về tội ác của thực dân Pháp nhằm lên án trước đồng bào và dư luận thế giới từ đó khẳng định việc giành đọc lập của dân tộc Việt Nam.
- Đoạn (2): viết về thơ Hàn Mặc Tử, lí giải cái gọi là "thơ điên, thơ loạn" thực chất là thể hiện sức sống phi thường, lòng ham sống vô biên.
c. Cách sử dụng từ ngữ, cách sử dụng kiểu câu, biện pháp tu từ:
- Đoạn (1): sử dụng nhiều từ ngữ thuộc lớp từ ngữ chính trị, xã hội, sử dụng phép lặp cú pháp, phép song hành, phép liệt kê.
- Đoạn (2): sử dụng từ ngữ thuộc lĩnh vực văn chương và cuộc đời.
Câu 2: Tìm hiểu các ngữ liệu sau
a.
- Đoạn 1: được viết để kêu gọi "đồng bào toàn quốc" nên người viết đã chọn giọn điệu thích hợp. Giọng hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục. Dùng ngôn ngữ, câu văn hô gọi, cầu khiến, khẳng định mạnh. Sử dụng biện pháp trùng lặp cú pháp.
- Đoạn 2: được viết để bình luận với ý châm biếm hiện tượng "bụng phệ". Người viết đã tạo được giọng hài hước, dí dỏm pha chút châm biếm. Sử dụng từ ngữ đa nghĩa nhưng lại có ẩn ý, biện pháp liệt kê...
b. Đặc điểm của giọng điệu ngôn từ trong văn nghị luận.
- Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng nghiêm túc.
- Các phàn trong bài văn có thể tha đổi giọng điệu sao cho phù hợp với nộ dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lặng, hài hước...
Câu 3:
Đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu trong văn nghị luận là thể hiện thái độ, cảm xúc của người viết thông qua việc dùng từ, đặt câu và sử dụng các phép tu từ từ vựng và cú pháp.
Các bạn tham khảo thêm phần Ghi nhớ được trình bày đầy đủ trong SGK Ngữ văn 12 tập 2.
IV. LUYỆN TẬP
Câu 1: Tìm hiểu các ngữ liệu sau
- Đoạn 1: Hồ Chí Minh đã sử dụng từ ngữ chính xác, phù hợp với tuyên bố thoát li mọi quan hệ với thực dân Pháp, đặc biệt là sử dụng nhiều từ ngữ chính trị. Về câu, sử dụng kiểu câu lặp cú pháp và kiểu câu song hành, với câu ngắn => giọng điệu đoạn văn rắn rỏi, dứt khoát, mạnh mẽ và cương quyết.
- Đoạn 2: Nói về Thời và thơ Tú Xương, Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều từ ngữ tài hoa. Tác giả còn sử dụng kiểu câu điệp cấu trúc, song hành cú pháp => giọng điệu riêng.
- Đoạn 3: Tác giả viết theo lối so sánh để làm nổi bật điểm khác biệt trong tính cách, phẩm chất, tâm hồn, tình cảm... của Kiều và Từ Hải. Vì vậy đoạn văn sử dụng rất nhiều cặp tính từ tương phản => đoạn văn mang âm hưởng nhịp nhàng, cân đối.
Câu 2:
Mời bạn tham khảo đề sau: Thanh niên và vấn đề lựa chọn nghề nghiệp hiện nay.
Trọng tâm cần bàn luận là những quan niệm, thái độ của giới trẻ hiện nay trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Có thể tham khảo gợi ý sau:
- Lựa chọn nghề nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên. Đây cũng là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. Bởi vì:
+ Nghề nghiệp mà chúng ta lựa chọn có thể là công việc sẽ gắn bó suốt đời. Nó có ảnh hưởng to lớn đến đời sống tinh thần và vật chất của mỗi con người.
+ Nếu lựa chọn đúng, con người sẽ có được niềm say mê, sự hứng thú với công việc; có cơ hội phát huy năng lực của bản thân. Nếu lựa chọn sai, chúng ta sẽ đánh mất cơ hội và công việc trở thành gánh nặng. Vì vậy, cần phải chủ động, sáng suốt khi đối diện với vấn đề quan trọng này.
- Bàn về tình hình lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay:
+ Những thuận lợi và những quan niệm đúng đắn, tích cực: Xã hội phát triển, các ngành nghề mở rộng, tạo ra nhiều việc làm. Các loại hình đào tạo nghề cũng đa dạng hơn... Thông tin phong phú (báo chí, truyền hình, internet, các cuộc hội thảo...) cung cấp tốt hơn những hiểu biết về nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội. Thanh niên được tự do, chủ động hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Nhiều bạn trẻ sớm có ý thức về năng lực cũng như khát vọng của bản thân nên đã định hình được con đường lập nghiệp một cách đúng đắn, nhanh nhạy...
- Những khó khăn và những quan niệm sai lệch: Nhu cầu của xã hội ngày càng cao, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực nên muốn có công việc tốt cần phải được đào tạo tốt. Hệ thống các trường dạy nghề của chúng ta chưa thực sự phát triển, chưa được hoàn thiện... Nhiều bạn trẻ còn lựa chọn nghề nghiệp theo xu hướng chung "thời thượng" - chỉ chú trọng những nghề nghiệp được xã hội đề cao hoặc hứa hẹn thu nhập cao mà không tính đến khả năng của bản thân và nhu cầu của thực tế. Nhiều người coi cánh cửa vào trường đại học là con đường duy nhất dẫn đến tương lai. Rút cuộc, xã hội lâm vào tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ", không ít sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc phải làm trái ngành nghề đã học...
- Giải pháp khắc phục: Mỗi bạn trẻ cần có ý thức về bản thân, cần suy nghĩ nghiêm túc khi lựa chọn nghề nghiệp. Không cần thiết phải cố định vào một con đường thi đại học mà nên mở rộng theo các hướng học nghề phù hợp với điều kiện và năng lực của mình.
- Từ thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay, bản thân anh (chị) tự rút ra những bài học nhận thức nào? Anh (chị) đã làm gì để có thể lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn, thiết thực?
Sachbaitap.com