25/05/2017, 11:34

Soạn văn bài: Viết đơn

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Viết đơn Câu 1: Khi nào cần viết đơn? a. Khi ta có một yêu cầu hay nguyện vọng chính đáng nào đó cần được giải quyết, ta viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức, hay cá nhân có trách nhiệm, quyền hạn để được giải quyết. Ví dụ 1: Vì muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Viết đơn Câu 1: Khi nào cần viết đơn? a. Khi ta có một yêu cầu hay nguyện vọng chính đáng nào đó cần được giải quyết, ta viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức, hay cá nhân có trách nhiệm, quyền hạn để được giải quyết. Ví dụ 1: Vì muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ví dụ 2: Khi bị ốm, không ...


Câu 1: Khi nào cần viết đơn?

a. Khi ta có một yêu cầu hay nguyện vọng chính đáng nào đó cần được giải quyết, ta viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức, hay cá nhân có trách nhiệm, quyền hạn để được giải quyết.

  • Ví dụ 1: Vì muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

  • Ví dụ 2: Khi bị ốm, không đến lớp được.

  • Ví dụ 3: Vì khi hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn

  • Ví dụ 4: Khi mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học.

b. Trường hợp gây mất trật tự trong giờ học, em không viết đơn mà viết bản tự kiểm điểm trực tiếp gửi thầy giáo. Các trường hợp phải viết đơn:

  • Đơn trình báo về việc mất xe đạp, gửi Công an nơi gần nhất.

  • Đơn xin học lớp ngoại khoá nhạc, hoạ, gửi Ban Giám hiệu nhà trường.

  • Đơn xin chuyển trường, gửi Ban Giám hiệu trường cũ xác nhận và gửi Ban Giám hiệu trường mới để được chấp nhận.

Câu 2: Các loại đơn và những nội dung nhất thiết phải có trong đơn

a. Có hai loại đơn thường gặp là:

  • Đơn theo mẫu (in sẵn, chỉ việc điền những nội dung cụ thể vào).

  • Đơn không theo mẫu.

   Cả hai loại đều trình bày theo thứ tự: đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì?, …

b.

– Hai mẫu đơn có những điểm giống nhau

  • Người nhận

  • Người gửi

  • Mục đích gửi

– Hai mẫu đơn có điểm khác nhau: Lí do gửi đơn (Đơn xin miễm giảm học phí).

c. Trình tự của một lá đơn: Quốc hiệu, tiêu ngữ; Nơi viết đơn, ngày, tháng, năm; Tên đơn; Gửi cho ai, đến đâu?; Ai gửi đơn? Thuộc cơ quan nào? Ở đâu?; Lí do gửi đơn; Trình bày yêu cầu, nguyện vọng, đề nghị được giải quyết; Lời cam đoan; Lời cảm ơn; Kí tên.

   Trình tự các nội dung trên cũng là quy định chung cho mọi loại đơn; tuỳ theo từng trường hợp mà nội dung cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung các loại đơn bắt buộc phải có phần mở đầu và phần kết.

Câu 3: Cách thức viết đơn

a. Viết đơn theo mẫu:

– Người viết cần điền những thông tin cụ thể đúng theo những mục có sẵn.

b. Viết đơn không theo mẫu

– Viết theo trình tự như ở câu 2 phần c trên.

0