25/05/2017, 11:09

Soạn văn bài: Thao tác lập luận bình luận

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Thao tác lập luận bình luận I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận – Mục đích: Đánh giá, bàn luậnvà xác định phải trái, dở hay, đúng sai, phải có sự trao đổi ý kiến với người đối thoại. – Yêu cầu: + Bàn luận và đánh giá với những ai biết và ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Thao tác lập luận bình luận I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận – Mục đích: Đánh giá, bàn luậnvà xác định phải trái, dở hay, đúng sai, phải có sự trao đổi ý kiến với người đối thoại. – Yêu cầu: + Bàn luận và đánh giá với những ai biết và quan tâm về điều cần bình luận. ...


I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

– Mục đích: Đánh giá, bàn luậnvà xác định phải trái, dở hay, đúng sai, phải có sự trao đổi ý kiến với người đối thoại.

– Yêu cầu:

    + Bàn luận và đánh giá với những ai biết và quan tâm về điều cần bình luận.

    + Chỉ bình luận khi có ý kiến riêng về điều được nêu ra và thật lòng muốn thuyết phục mọi người nghe theo sự đánh giá bàn luận của mình.

a. Trong đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ có đưa ra những nhận định, đánh giá đúng – sai, hay – dở (ví dụ: Ai hiểu luật sẽ được làm quan, … . Bất cứ một hình phạt nào ở trong nước không vượt ra ngoài luật, …), đồng thời cũng có bàn bạc mở rộng (biết rằng đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu, …). Tất cả những lập luận này đều nhằm hướng tới khẳng định vai trò quan trọng của việc cần phải xây dựng một hệ thống luật phép cho quốc gia.

b. Nguyễn Trường Tộ rõ ràng có lý do để đề nghị lập khoa luật bởi trên thực tế, ai nấy đều đã thống nhất rõ ràng muốn trị nước thì phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu hay lễ nghĩa và rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức.

c. Đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận vì nó thể hiện rõ tính chất đề xuất vấn đề đồng thời các lập luận cũng là để hướng vào thuyết phục người đọc tán đồng với những nhận xét, đánh giá, đề xuất của tác giả.

II. Cách bình luận

Một bài bình luận thường có các bước sau:

Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận

    + Nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra.

    + Trình bày rõ ràng, trung thực.

Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận

    + Đứng hẳn về một phía mình cho là đúng để bác bỏ cái sai.

    + Kết hợp phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần sai để tìm ra tiếng nói chung trong sự đánh giá.

    + Đưa ra cách đánh giá của riêng mình.

Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận

    + Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết trước vấn đề đang được xem xét.

    + Bàn về những điều rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh, lứa tuổi …

    + Bàn về những vấn đề sâu xa hơn mà vấn đề được bình luận gợi ra.

IV. Luyện tập

Câu 1:

Bình luận không phải là giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh. Vì:

    + Mục đích 3 kiểu bài này khác nhau.

    + Bản chất của bình luận là tranh luận về vấn đề mà tất cả người tham gia bình luận đều đã biết và đều có ý kiến riêng về vấn đề đó.

Câu 2:

Đoạn văn trên có sử dụng thao tác bình luận vì:

– Chủ đề bình luận: vấn đề giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta.

– Mục đích lập luận: hướng đề đề xuất "chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để những lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố".

– Các lập luận được triển khai chặc chẽ, có hệ thống và giàu sức thuyết phục:

    + Bài viết mở đầu bằng hai dẫn chứng tiêu biểu, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc.

    + Tiếp đến là những phân tích, bình luận rất xác đáng về thần chết trong lĩnh vực giao thông.

    + Lập luận thêm thuyết phục bởi những số liệu thống kê mà tác giả đã dẫn ra.

    + Đề xuất của tác giả.

Câu 3:

– Hiểu biết và tôn trọng pháp luật chính là đạo đức.

– Giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng và mọi công dân là nhiệm vụ quan trọng.

0