Soạn văn bài Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu
Đánh giá bài viết Soạn văn bài Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu Câu 1 (trang 5 sgk Tiếng Việt 4): Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? Trả lời: Đó là những chi tiết: + Bé nhỏ gầy yếu quá. + Người bự những phấn như mới lột. + Hai cánh mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, chưa quen ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu Câu 1 (trang 5 sgk Tiếng Việt 4): Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? Trả lời: Đó là những chi tiết: + Bé nhỏ gầy yếu quá. + Người bự những phấn như mới lột. + Hai cánh mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, chưa quen mở, ...
Câu 1 (trang 5 sgk Tiếng Việt 4): Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
Trả lời:
Đó là những chi tiết:
+ Bé nhỏ gầy yếu quá.
+ Người bự những phấn như mới lột.
+ Hai cánh mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, chưa quen mở, yếu ớt không bay xa được xa, kiếm ăn không đủ bữa, nghèo túng.
Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt 4): Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
Trả lời:
Trước đây gặp lúc đói kém, mẹ của Nhà Trò có vay lương ăn của bọn Nhện, rồi mẹ Nhà Trò chết để lại Nhà Trò thui thủi một mình. Bản thân lại ốm yếu làm không đủ ăn, không trả được nợ nên bị bọn Nhện đánh. Hôm nay chúng lại còn giăng tơ chặn đường đe bắt, dọa sẽ vặt chân, vặt cánh ăn thịt Nhà Trò.
Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt 4): Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
Trả lời:
Đó là: " Em đừng sợ,. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp yếu" rồi " dẫn Nhà Trò đến chỗ bọn Nhện đang mai phục". Hành động đó, lời nói đó thể hiện lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn thấy chuyện " bất bình chẳng tha"
Câu 4 (trang 5 sgk Tiếng Việt 4): Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích. Cho biết vì sao em thích?
Trả lời:
Bài văn có rất nhiều hình ảnh nhân hóa, nhưng em thích nhất là hình ảnh Dế Mèn " xòe cả hai càng ra bảo Nhà Trò"
Đại ý: Ca ngợi hành động đẹp đẽ và lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn, một con người " ra đường thấy chuyện bất bình chẳng tha", sẵn sàng bao bọc, che chở cho kẻ yếu, xóa bỏ mọi áp bức bất công trong xã hội.