25/05/2017, 12:05

Soạn văn bài Tập đọc: Cửa sông

Đánh giá bài viết Soạn văn bài Tập đọc: Cửa sông Câu 1 (trang 75 sgk Tiếng Việt 5): Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay? Trả lời: * Tác giả sử dụng cách chơi chữ trong khổ thơ đầu, đó là các từ ngữ: "Là cửa nhưng không ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài Tập đọc: Cửa sông Câu 1 (trang 75 sgk Tiếng Việt 5): Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay? Trả lời: * Tác giả sử dụng cách chơi chữ trong khổ thơ đầu, đó là các từ ngữ: "Là cửa nhưng không then khóa, không khép lại bao giờ". ...


Câu 1 (trang 75 sgk Tiếng Việt 5): Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

Trả lời:

* Tác giả sử dụng cách chơi chữ trong khổ thơ đầu, đó là các từ ngữ:

"Là cửa nhưng không then khóa, không khép lại bao giờ". Đó là cửa sông, cùng cách nói chỉ cửa cổng, cửa nhà ở của con người. Cửa sông nơi đây có "mênh mông một vùng sông nước". Nơi ấy con sông chảy vào biển, hồ hay một dòng sông khác.

* Nhờ cách giới thiệu như vậy, tác giả muốn nói cửa sông luôn phải được thông suốt để sông và biển được nối liền nhau phục vụ cho cuộc sống của nhân loại. Cách nói như vậy rất lạ, hấp dẫn người nghe.

Câu 2 (trang 75 sgk Tiếng Việt 5): Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?

Trả lời:

Cửa sông là một địa điểm đặc biệt bởi vì là nơi sông gửi phù sa làm nên những bãi bồi, nơi biển tìm về đất liền; nơi đưa tôm cá vào sông; nơi tiễn người ra khơi, nơi con tàu chào mặt đất.

Câu 3 (trang 75 sgk Tiếng Việt 5): Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về "tấm lòng" của cửa sông đối với cội nguồn?

Trả lời:

Biện pháp nhân hóa trong khổ thơ cuối như sau:

– Cửa sông giáp mặt cùng biển rộng. Cửa sông chẳng dứt cội nguồn, bỗng có lúc nhớ một vùng núi non.

– Biện pháp nhân hóa này như ngầm khẳng định tình nghĩa thủy chung của cửa sông. Nó vẫn có một cội nguồn mãi mãi chảy xuống làm thành dòng sông đi qua cửa sông và hòa nhập vào biển, nhưng nó cũng giống như "nước đi ra bể lại mưa về nguồn" sẽ chẳng có nếu không có một cội nguồn từ trên cao.

Câu 4 (trang 75 sgk Tiếng Việt 5): Học thuộc lòng bài thơ.

Trả lời:

Học sinh tự học thuộc lòng bài thơ.

0