Soạn văn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trẻ em
Đánh giá bài viết Soạn văn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trẻ em Câu 1 (trang 147 sgk Tiếng Việt 5): Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào ? Chọn ý đúng nhất: a) Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi. b) Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi. c) Người dưới 16 tuổi. d) Người dưới 18 tuổi. Trả lời: Chọn c) là ý ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trẻ em Câu 1 (trang 147 sgk Tiếng Việt 5): Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào ? Chọn ý đúng nhất: a) Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi. b) Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi. c) Người dưới 16 tuổi. d) Người dưới 18 tuổi. Trả lời: Chọn c) là ý đúng: ...
Câu 1 (trang 147 sgk Tiếng Việt 5): Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào ? Chọn ý đúng nhất:
a) Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi.
b) Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi.
c) Người dưới 16 tuổi.
d) Người dưới 18 tuổi.
Trả lời:
Chọn c) là ý đúng: Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em.
Câu 2 (trang 148 sgk Tiếng Việt 5): Tìm các từ đồng nghĩa với trẻ em (M : trẻ thơ). Đặt câu với một từ mà em tìm được.
Trả lời:
Những từ đồng nghĩa với trẻ em là:
– trẻ con, con trẻ, con nhỏ, trẻ tha, thiếu nhỉ, nhỉ đồng, thiếu niên, con nít, trẻ ranh, ranh con, nhóc con.
Đặt câu:
Ví dụ:
– Trẻ con thời nay được chăm sóc, chu đáo hơn thời xưa.
– Trẻ con ngày nay rất thông minh, lanh lợi.
– Còn gì hồn nhiên, trong trẻo bằng đôi mắt của trẻ thơ.
Câu 3 (trang 148 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em.
Trả lời:
Những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em là:
– Trẻ con như hoa mới nở
– Trẻ em là mầm non của đất nước
– Trẻ em như tờ giây trắng
– Trẻ em là tương lai của Tổ quốc…
– Trẻ em như búp trên cành
Câu 4 (trang 148 sgk Tiếng Việt 5): Chọn thành ngữ, tục ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống :
Thành ngữ, tục ngữ | Nghĩa |
a) … | Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế. |
b) … | Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn |
c) … | Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn. |
d) … | Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo. |
(Trẻ lên ba, cả nhà học nói; Trẻ người non dạ, Tre non dễ uốn ; Tre già, măng mọc)
Trả lời:
a) Tre già măng mọc
b) Tre non dễ uốn
c) Trẻ người non dạ
d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói.