25/05/2017, 11:43

Soạn văn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp

Đánh giá bài viết Soạn văn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp Câu 1 (trang 40 sgk Tiếng Việt 4) : Tìm các từ: a) Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người. b) Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người. Trả lời: Dựa vào mẫu đã cho và sự hiểu biết của mình, em tìm những từ biểu ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp Câu 1 (trang 40 sgk Tiếng Việt 4) : Tìm các từ: a) Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người. b) Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người. Trả lời: Dựa vào mẫu đã cho và sự hiểu biết của mình, em tìm những từ biểu đạt ...


Câu 1 (trang 40 sgk Tiếng Việt 4) :

Tìm các từ:

a) Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.

b) Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người.

Trả lời:

Dựa vào mẫu đã cho và sự hiểu biết của mình, em tìm những từ biểu đạt những vẻ đẹp ấy.

a) Vẻ đẹp bên ngoài của con người: – Xinh đẹp, duyên dáng, thon thả, cân đối, lộng lẫy, thướt tha, kiều diễm, xinh xắn, rực rỡ…

b) Vẻ đẹp bên trong của con người: – Thùy mị, dịu dàng, nết na, đằm thắm, đôn hậu, tế nhị, lịch sự, chân thành, tình cảm, vị tha, độ lượng, dũng cảm, thẳng thắn…

Câu 2 (trang 40 sgk Tiếng Việt 4) :

Tìm các từ:

a) Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.

b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con người.

Trả lời:

Dựa vào mẫu đã cho và theo cách hiểu của mình, kết hợp với việc tiếp thu cách dùng từ trong cuộc sống mà em nghe được, để chọn từ cho đúng với từng nội dung đã cho. Em có thể nêu các từ sau:

a) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật: – Tươi đẹp, hùng vĩ, thơ mộng, tráng lệ, mĩ lệ, hoành tráng, kì vĩ…

b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật con người: – Đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ, xinh tươi…

Câu 3 (trang 40 sgk Tiếng Việt 4) : Đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 1, 2:

Trả lời:

Em có thể đặt câu như sau:

– Ai cũng khen chị Na thùy mị, nết na.

– Thiên nhiên ở đây thật thơ mộng.

Câu 4 (trang 40 sgk Tiếng Việt 4) : Điền các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A vào những chỗ thích hợp ở cột B (SGK TV tập 2 trang 40).

Trả lời:

Em đọc các dòng ở cột A rồi thứ tự điền vào chỗ trống ở cột B (trước hoặc sau các dòng đã cho) đọc lên thấy diễn đạt được một ý thích hợp là được.

0