25/05/2017, 11:24

Soạn văn bài: Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu Câu 1: a. Trật tự liệt kê được tác giả sắp xếp theo: Thứ tự trước sau của các khâu trong công tác vận động quần chúng: đầu tiên phải giải thích cho quần chúng hiểu, rồi tuyên truyền để quần chúng hưởng ứng, tổ chức cho quần ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu Câu 1: a. Trật tự liệt kê được tác giả sắp xếp theo: Thứ tự trước sau của các khâu trong công tác vận động quần chúng: đầu tiên phải giải thích cho quần chúng hiểu, rồi tuyên truyền để quần chúng hưởng ứng, tổ chức cho quần chúng làm, lãnh đạo cho quần chúng làm ...


Câu 1:

a. Trật tự liệt kê được tác giả sắp xếp theo:

  • Thứ tự trước sau của các khâu trong công tác vận động quần chúng: đầu tiên phải giải thích cho quần chúng hiểu, rồi tuyên truyền để quần chúng hưởng ứng, tổ chức cho quần chúng làm, lãnh đạo cho quần chúng làm đúng.

  • Tầm quan trọng của sự việc

b. Trật từ từ của các hoạt động trong đoạn văn này lại được sắp xếp theo trật tự chính – phụ của công việc hàng ngày mà mẹ chú bé Hồng làm.

  • Việc chính là bán bóng đèn được xếp lên trước

  • Việc phụ là bán vàng hương (chỉ vào những phiên chợ chính) được xếp sau.

Câu 2: Trong tất cả những trường hợp đã cho, cụm từ in đậm được đặt ngay ở đầu câu là để liên kết với những câu trước đó (liên kết bằng cách lặp).

Câu 3: Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây:

a. Việc đảo trật tự từ trong hai câu ba và bốn của bài thơ nhằm nhấn mạnh sự vắng vẻ, hoan sơ của cảnh Đèo Ngang. Trong khi đó, ở hai câu tiếp, việc đảo trật tự từ hướng vào khắc sâu tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của nhân vật trữ tình.

b. Việc đảo trật tự từ trong câu thơ này đã làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi hoàng hôn. Người lính trở thành hình ảnh trung tâm của cảnh buổi chiều trên dốc núi.

Câu 4:

a. Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào.

b. Tôi thấy trịnh trọng một anh Bọ Ngựa tiến vào.

– Hai câu khác nhau ở phần bổ ngữ (phần sau của động từ thấy).

  • Ở câu (a), không nhằm mục đích nhấn mạnh vào bất cứ một từ ngữ nào nên chủ yếu là câu kể về một sự việc đã được chứng kiến.

  • Trong câu (b), vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ, đồng thời tính từ trịnh trọng lại được đặt ngay trước động từ, khiến cho người đọc hình dung được rất rõ cái sự "làm bộ làm tịch" của Bọ Ngựa.

– Câu thích hợp để điền vào chỗ trống là câu (b).

Câu 5: Sở dĩ tác giả sắp xếp theo trình tự: xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm là vì:

  • Phản ánh những phẩm chất cao quý của cây tre theo đúng trình tự được miêu tả trong bài văn.

  • Đi từ phẩm chất bên ngoài, hình thức dễ thấy vào phẩm chất bên trong, khó thấy.

Câu 6: Có thể lựa chọn một trong hai luận điểm đã cho để tạo lập đoạn văn. Sau đó kiểm tra lại cách sắp xếp trật tự từ trong một vài câu. Thử suy nghĩ và thay đổi xem còn cách viết nào hay hơn những câu mà mình mới hoàn thành hay không.

0