Soạn văn bài Chính tả: Những hạt thóc giống
Đánh giá bài viết Soạn văn bài Chính tả: Những hạt thóc giống Câu 1 (trang 47 sgk Tiếng Việt 4) : Nghe – viết: Những hạt thóc giống (từ " Lúc ấy" đến "ông vua hiền minh" ) Trả lời: Bạn đọc, em viết, em đọc bạn viết rồi kiểm tra cho nhau, phát hiện những lỗi mắc phải chữa ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài Chính tả: Những hạt thóc giống Câu 1 (trang 47 sgk Tiếng Việt 4) : Nghe – viết: Những hạt thóc giống (từ " Lúc ấy" đến "ông vua hiền minh" ) Trả lời: Bạn đọc, em viết, em đọc bạn viết rồi kiểm tra cho nhau, phát hiện những lỗi mắc phải chữa lại cho đúng Câu 2 (trang 48 sgk Tiếng Việt ...
Câu 1 (trang 47 sgk Tiếng Việt 4) : Nghe – viết: Những hạt thóc giống (từ " Lúc ấy" đến "ông vua hiền minh" )
Trả lời:
Bạn đọc, em viết, em đọc bạn viết rồi kiểm tra cho nhau, phát hiện những lỗi mắc phải chữa lại cho đúng
Câu 2 (trang 48 sgk Tiếng Việt 4) : Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh đoạn văn đã chó ( SGK TV4, tập 1 trang 47-48)
Trả lời:
Đọc từng đoạn văn, đến chỗ bị bỏ trống suy nghĩ xem nội dung câu đó diễn đạt ý gì, dùng từ nào thì kết hợp được với các từ đứng trước, đứng sau từ tìm được thích hợp ( từ tìm được phải bắt đầu bằng "l hoặc n", vần "en hoặc eng") thì em điền vào chỗ trống. Lần lượt em điền như sau:
a) "…tìm lời giải …Hưng nộp bài …lần này …làm em…lâu nay…lòng thanh thản …làm bài"
b) "…người chen chân …len qua …leng keng …áo len…màu đen…khen em ngoan"
Câu 3 (trang 48 sgk Tiếng Việt 4) : Giải thích những câu đố sau ( SGK TV4, tập 1 trang 48)
Trả lời:
a) Dựa vào những yếu tố đã cho, kết hợp với quan sát thường ngày khi ngồi cạnh bờ ao, em sẽ thấy con vật có tên bắt đầu bằng "n"
– Đó chính là con "nòng nọc"
b) Em dựa vào hai yêu tố để tìm : con chim gì khi nó xuất hiện thì mùa xuân đến. Ten con chim ấy có vần en
– Đó chính là con chim én