Soạn văn bài Chính tả: Nghe – viết: Ông tổ nghề thêu
Đánh giá bài viết Soạn văn bài Chính tả: Nghe – viết: Ông tổ nghề thêu Câu 1 (trang 24 sgk Tiếng Việt 3): Nghe – Viết : Ông tổ nghề thêu (trích) Trả lời: Các em nghe viết theo lời đọc của thầy cô giáo. Câu 2 (trang 24 sgk Tiếng Việt 3): a) Điền vào chỗ trống tr hay ch ? b) Đặt dấu hỏi hay dấu ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài Chính tả: Nghe – viết: Ông tổ nghề thêu Câu 1 (trang 24 sgk Tiếng Việt 3): Nghe – Viết : Ông tổ nghề thêu (trích) Trả lời: Các em nghe viết theo lời đọc của thầy cô giáo. Câu 2 (trang 24 sgk Tiếng Việt 3): a) Điền vào chỗ trống tr hay ch ? b) Đặt dấu hỏi hay dấu ngã ...
Soạn văn bài Chính tả: Nghe – viết: Ông tổ nghề thêu
Câu 1 (trang 24 sgk Tiếng Việt 3): Nghe – Viết : Ông tổ nghề thêu (trích)
Trả lời:
Các em nghe viết theo lời đọc của thầy cô giáo.
Câu 2 (trang 24 sgk Tiếng Việt 3):
a) Điền vào chỗ trống tr hay ch ?
b) Đặt dấu hỏi hay dấu ngã lên các chữ gạch dưới ?
Trả lời:
a) Điền vào chỗ trống tr hay ch ?
– Trần Quốc Khái rất thông minh, chăm chỉ học tập nên đã trở thành tiến sĩ, làm quan to trong triều đình nhà Lê. Được cử đi sứ Trung Quốc, trước thử thách của vua nước láng giềng, ông đã xử trí rất giỏi làm cho mọi người phải kính trọng. Ông còn nhanh trí học được nghề thêu của người Trung Quốc để truyền lại cho nhân dân.
b) Đặt dấu hỏi hay dấu ngã lên các chữ gạch dưới ?
– Lê Quý Đôn sống vào thời Lê. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh. Năm 26 tuổi, ông đỗ tiến sĩ. Ông đọc nhiều, hiểu rộng, làm việc rất cần mẫn. Nhờ vậy, ông viết được hàng chục cuốn sách nghiên cứu về lịch sử, địa lí, văn học,…, sáng tác cả thơ lẫn văn xuôi, ông được coi là nhà bác học lớn của nước ta thời xưa.