Soạn văn bài Chính tả: Nghe – viết: Người sáng tạo Quốc ca Việt Nam
Đánh giá bài viết Soạn văn bài Chính tả: Nghe – viết: Người sáng tạo Quốc ca Việt Nam Câu 1 (trang 47 sgk Tiếng Việt 3): Nghe – Viết : Người sáng tác Quốc ca Việt Nam Tìm các chữ viết hoa trong bài chính tả : Trả lời: Đó là các chữ : Người (trong đầu bài), Quốc, Việt Nam, Nhạc, Văn Cao, Ông, ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài Chính tả: Nghe – viết: Người sáng tạo Quốc ca Việt Nam Câu 1 (trang 47 sgk Tiếng Việt 3): Nghe – Viết : Người sáng tác Quốc ca Việt Nam Tìm các chữ viết hoa trong bài chính tả : Trả lời: Đó là các chữ : Người (trong đầu bài), Quốc, Việt Nam, Nhạc, Văn Cao, Ông, Tiến, Bài, Quốc (hội), Quốc (ca), Văn Cao. ...
Soạn văn bài Chính tả: Nghe – viết: Người sáng tạo Quốc ca Việt Nam
Câu 1 (trang 47 sgk Tiếng Việt 3): Nghe – Viết : Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
Tìm các chữ viết hoa trong bài chính tả :
Trả lời:
Đó là các chữ : Người (trong đầu bài), Quốc, Việt Nam, Nhạc, Văn Cao, Ông, Tiến, Bài, Quốc (hội), Quốc (ca), Văn Cao.
Câu 2 (trang 47 sgk Tiếng Việt 3): Điền vào chỗ trống :
Trả lời:
a) l hay n ?
Buổi trưa lim dim
Nghìn con mắt lá
Bóng cũng nằm im
Trong vườn êm ả
b) ut hay uc ?
Con chim chiền chiện
Bay vun vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào
Câu 3 (trang 48 sgk Tiếng Việt 3): Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau :
Trả lời:
a) Nồi – lồi :
– Mẹ tôi đong gạo đổ vào nồi để nấu
– Con đường đất gồ ghề, lồi lõm và lầy lội làm tôi trượt ngã.
No – lo :
– Quân đội phải ăn no thì đánh giặc mới mạnh.
– Trong khi tôi đi học thì ba má tôi ờ nhà chăm lo vườn ruộng.
b) Trút – trúc :
Mây đen kéo đến đầy trời rồi mưa như trút nước xuống.
– Trước cửa nhà, ba tôi trồng hai khóm trúc.
Lụt – lục :
Chính việc phá rừng đã gây ra cảnh lụt lội ở nhiều nơi.
– Tứ đói quá, vào bếp lục cơm nguội đem ra ăn.