25/05/2017, 11:27

Soạn văn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đọc hiểu tác phẩm Câu 1: a. Bài thơ gồm bốn phần: Phần 1 (khổ thứ nhất): tác giả tả lại cảnh gió thu cướp mất lớp tranh của ngôi nhà. Phần 2 (khổ 2): kể lại cảnh trẻ con lấy nốt lớp tranh đã bị gió thổi tung. Phần 3 (khổ ... ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đọc hiểu tác phẩm Câu 1: a. Bài thơ gồm bốn phần: Phần 1 (khổ thứ nhất): tác giả tả lại cảnh gió thu cướp mất lớp tranh của ngôi nhà. Phần 2 (khổ 2): kể lại cảnh trẻ con lấy nốt lớp tranh đã bị gió thổi tung. Phần 3 (khổ ...


Đọc hiểu tác phẩm

Câu 1:

a. Bài thơ gồm bốn phần:

  • Phần 1 (khổ thứ nhất): tác giả tả lại cảnh gió thu cướp mất lớp tranh của ngôi nhà.

  • Phần 2 (khổ 2): kể lại cảnh trẻ con lấy nốt lớp tranh đã bị gió thổi tung.

  • Phần 3 (khổ 3): tả lại nỗi khổ của gia đình trong đêm mưa.

  • Phần 4 (khổ 4): ước mơ cao cả của nhà thơ.

b. Bài thơ có 3 khổ 5 câu: khổ 1, khổ 2 và khổ 4.

  • Các khổ 1, 2, 3 đại đa số có 7 chữ trong mỗi dòng thơ. Riêng khổ cuối (khổ 4) số chữ lên tới 9, 10 chữ trong mỗi dòng.

  • Gieo vần: Khổ 2, 3 gieo vần trắc (sức – giật – được – ức –mực – đặc – sắc – nát- đứt – trót) thể hiện sự ấm ức, dằn vặt, đau xót.

  • Khổ cuối lại nghiêng về vần bằng (giàu – hoan – bàn) ba vần bằng liên hoàn nhau thể hiện sự vút lên của ước mơ.

Câu 2:

Phương thức biểu đạt Miêu tả Tự sự Biểu cảm trực tiếp Miêu tả – tự sự Miêu tả – biểu cảm Tự sự – biểu cảm Tự sự – miêu tả – biểu cảm
Phần 1       X      
Phần 2           X  
Phần 3         X    
Phần 4     X        

Câu 3: Những nỗi khổ đau đó được Đỗ Phủ miêu tả trong bài thơ:

  • Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn: cái thì bay sang sông, cái thì treo trên ngọn cây, cái nhào xuống lòng mương tơi tả. Cảnh tưởng thật kinh hoàng.

    Đỗ Phủ rất nghèo, để có được ngôi nhà tranh ấy phải nhờ vào sự giúp đỡ của những người thân tích và bạn bè nay bị gió cuốn, biết xoay sở làm sao.

  • Nổi khổ vì thân tình thế thái: Hình ảnh thật thương tâm, một bên lũ trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, một bên ông già chống gậy lom khom, miệng gào thét đến khô cháy mà chẳng đòi lại được.

  • Nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh: Mưa chẳng dứt, nhà bị tốc mái, chăn mền ướt sũng rách nát, còn bị con thơ đạp rách thêm, rét lạnh tựa sắt, cẩ nhà run cầm cập.

  • Nỗi khổ vì chiến tranh loạn lạc: Đây mới là nỗi khổ lớn nhất và là nguyên nhân của ba nỗi khổ trên. Vì loạn lạc mà nhà thơ phải phiêu bạt, từ quan, vì loạn lạc mà những đứa trẻ khổ sở túng thiếu phải đi cướp giật của người khác. Và cũng vì loạn lạc mà nhà thơ phải đêm dài ít ngủ, chịu lạnh, chịu đói

-> đó cũng là đêm dài của xã hội đen tối.

=> Cách miêu tả của nhà thơ rất sinh động, cụ thể, đồng thời tính hàm súc rất cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã hình dung đượ cả cảnh tượng.

Câu 4:

Giả sử nếu không có phần thơ cuối, chúng ta vẫn có một bài thơ hay, có giá trị biểu cảm cao. Bởi nó vẫn nói lên được nỗi thống khổ thực sự của con người trước sự tàn phá của thiên nhiên, cũng như vẫn nói lên được sự âu lo của nhà thơ trước việc đời (lo lắng về nhân cách của lũ trẻ).

Tuy nhiên nhờ có năm dòng thơ cuối mà nỗi đau của một người mới trở thành tấm gương phản chiếu nỗi đau của muôn người, muôn nhà. Hơn thế, nó còn cho thấy tư tưởng nhân văn cao đẹp của nhà thơ (khi đặt nỗi đau chung của đất nước, của muôn người lên trên nỗi đau riêng). Khổ thơ cuối chứa chan lòng vị tha nhân đạo. Ước mơ của nhà thơ tuy ảo tưởng nhưng rất đẹp, bởi có bắt nguồn từ khát khao về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, ấm no.

0