Soạn Văn 9: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)
Soạn Văn lớp 9 tập 1 Soạn Văn Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều) Soạn Văn 9: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều) do Nguyễn Du ...
Soạn Văn Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)
Soạn Văn 9: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều) do Nguyễn Du sáng tác dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo để hiểu rõ hơn về khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh và cảnh du xuân của chị em Kiều từ đó chuẩn bị tốt kiến thức để học tốt môn Ngữ văn lớp 9 một cách dễ dàng nhất.
Soạn Văn: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)
Bố cục:
- 4 câu đầu: Cảnh thiên nhiên ngày xuân.
- 8 câu tiếp: Lễ hội du xuân.
- 6 câu cuối: Cảnh du xuân trở về.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
4 câu thơ đầu:
- Khung cảnh mùa xuân: Chim én chao liệng, trời xuân cao rộng, trong sáng, thảm cỏ non, vài bông hoa lê trắng. Cảnh ngập sắc trắng và xanh → tươi đẹp, êm đềm.
- Cách dùng từ chọn lọc, tinh tế đầy sức gợi. “điểm” vài bông hoa khiến cảnh vật có hồn, không tĩnh tại. Miêu tả theo lối chấm phá điểm xuyết của thơ ca cổ. “Con én đưa thoi” một phép ẩn dụ nhân hóa tạo thêm nét sinh động cho cảnh sắc.
Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): 8 câu thơ tiếp:
- Từ ghép là tính từ, danh từ, động từ gợi không khí lễ hội rộn ràng, náo nức, nhộn nhịp, đông vui:
+ Danh từ: Yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần.
+ Động từ: Sắm sửa, tảo mộ, đạp thanh, bộ hành
+ Tính từ: Dập dìu, gần xa, nô nức, ngổn ngang.
- Lễ hội truyền thống: Đông vui, nhộn nhịp và cũng rất thiêng liêng (tảo mộ).
Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): 6 câu cuối:
Cảnh vật, không khí xuân đã vào chiều tà, không còn đông vui nhộn nhịp mà chuyển sang vắng lặng, nhẹ nhàng. Bởi chính con người đến cuối ngày cũng đã thấy mệt mỏi. Tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ tả cảnh mà còn tả tình, bộc lộ tâm trạng bâng khuân, xao xuyến, thấm đượm nỗi buồn man mác của con người.
Câu 4 (trang 87 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Thành công về nghệ thuật miêu tả:
- Ngôn ngữ chọn lọc, giàu chất tạo hình.
- Hệ thống từ ngữ đa dạng, từ láy giàu sức biểu cảm.
- Bút pháp tả cảnh đặc sắc: Tả điểm xuyết, vừa gợi vừa tả, tả cảnh ngụ tình.
Luyện tập
(Trang 87 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Phân tích, so sánh ...
- Câu thơ cổ Trung Quốc miêu tả khung cảnh mùa xuân, triền cỏ bát ngát xanh tươi, giữa không gian mênh mông nổi lên sắc trắng của hoa lê. Câu thơ nhấn mạnh độ rộng, dài của không gian cùng hương thơm của cỏ.
- Câu thơ của Nguyễn Du có tiếp thu ý nghĩa ấy nhưng đặc biệt hơn, chữ “điểm” làm câu thơ có hồn, sinh động hơn, nét chấm phá gây sức hút. Nguyễn Du thiên về tả màu xanh mơn mởn của cỏ non để thông qua đó thể hiện sức sống bừng của mùa xuân. Nghệ thuật tả cảnh có xa có gần, có thấp có cao, có diện có điểm, có hình khối và đường nét, màu sắc hài hòa.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Dưới đây là bài soạn Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều) bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 9: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)
Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới