Soạn Văn 8: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
Soạn Văn 8: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm Soạn Văn lớp 8 Luyện tập xây dựng Soạn Văn Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo ...
Soạn Văn 8: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
Soạn Văn Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.
Soạn Văn: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
I. Chuẩn bị ở nhà
Đề bài: "Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần học tập chăm chỉ hơn".
Câu 1: Phân tích đề
- Thể loại: Văn nghị luận (về một vấn đề trong học tập).
- Nội dung: Khuyên bạn học tập chăm chỉ.
- Hình thức: Báo tường.
- Đối tượng tiếp nhận: Bạn cùng lớp.
Câu 2: Tự lập dàn ý để đối chiếu, hoàn thiện trong giờ luyện tập trên lớp.
II. Xây dựng hệ thống luận điểm
Câu 1:
- Luận điểm (a) thừa ý "lao động tốt", cần sắp xếp lại luận điểm (b), (d).
Có thể bổ sung và sắp xếp lại như sau:
a. Đất nước đang rất cần có những người tài giỏi để đẩy nhanh nhịp độ xây dựng, phát triển về mọi mặt.
b. Quanh ta có nhiều bạn học sinh phấn đấu học giỏi, để đáp ứng được yêu cầu của đất nước.
c. Muốn học giỏi, đòi hỏi người học phải chăm chỉ, tự giác.
d. Trong lớp ta, một số bạn còn ham chơi, chưa chăm học, làm cho thầy cô và cha mẹ phiền lòng.
e. Các bạn ấy chưa thấy rằng, nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống.
g. Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học tập chăm chỉ để trở thành người có ích cho cuộc sống, và nhờ đó, tìm được niềm vui chân chính và lâu bền.
Câu 2: Trình bày luận điểm
a)
- Cách (1) tốt vì nó có tác dụng chuyển đoạn, nối đoạn lại vừa giới thiệu được luận điểm mới, đơn giản và dễ làm theo.
- Cách (2) không được vì từ "do đó" dùng để mở đầu câu không có tác dụng chuyển đoạn thực sự.
- Cách (3) rất tốt vì hai câu văn trên không chỉ giới thiệu được luận điểm trước đó mà còn tạo ra giọng điệu thân mật, gần gũi giọng đối thoại, trao đổi trong văn nghị luận.
Một vài cách giới thiệu luận điểm khác:
- Nhưng rất đáng tiếc, đáng buồn là một số bạn trong lớp ta chưa thấy rằng ...
- Một số bạn lại phát biểu công khai: Tuổi học trò là tuổi vui chơi, tội gì không vui chơi cho thoải mái đi (các bạn ấy chưa thấy rằng ...)
- Học tập cần phải gắn liền với vui chơi thì mới hài hòa, phát triển cân đối con người. Dựa vào lý lẽ ấy để không chịu học hành nghiêm chỉnh. Các bạn ấy chưa thấy rằng ...
b) Giữ nguyên thứ tự trình bày như SGK không cần phải sắp xếp lại.
Có thể còn có cách sắp xếp khác: (2), (3), (1), (4) nhưng cần thay đổi cách viết câu cho phù hợp.
VD: Trong xã hội ấy → Trong xã hội hiện đại, làm việc gì ... (vì lúc này luận cứ (2) được đưa lên trước).
c) Có thể kết đoạn:
- Lúc bấy giờ, các bạn muốn vui chơi nữa liệu có được không?
- Lúc bấy giờ, các bạn không muốn vui chơi thoải mái nữa liệu có được hay không?
- Tóm lại, không thể không thừa nhận như một chân lý hiển nhiên rằng người học sinh hôm nay càng hàm chơi, không chăm học thì càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
- Một kết luận ngược có thể rút ra là không chăm chỉ học tập là con đường đi vào ngõ cụt đối với tuổi trẻ học đường.
d) Chuyển thành quy nạp:
Hiện tượng lượng kiến thức nhiều, nếu chúng ta không thường xuyên học bài và làm bài tập sẽ không nắm được lý thuyết và các kỹ năng thực hành. Lâu dần sẽ khó tiếp thu các kiến thức mới, tạo nên các lỗ hổng về kiến thức cơ bản. Còn nếu chúng ta chỉ học đối phó, thiếu tính tự giác thì khi lên lớp thầy cô, bạn bè không kiểm tra sẽ trở nên lười biếng. Các bạn phải thấy việc tự giác học là một thú vui, cảm thấy sung sướng khi giải được một bài toán khó, viết được bài văn hay thì lúc đó mới có hiệu quả. Do đó, muốn học giỏi người học phải chăm chỉ, tự giác.
- Chuyển thành đoạn diễn dịch
Muốn học giỏi, đòi hỏi người học phải chăm chỉ, tự giác. Vì hiện nay lượng kiến thức nhiều, nếu chúng ta không thường xuyên học bài và làm bài tập sẽ không nắm được lý thuyết và các kỹ năng thực hành (...) Các bạn phải thấy việc tự giác học là một thú vui, cảm thấy sung sướng khi giải được một bài toán khó, khi viết được bài văn hay thì lúc đó học mới có hiệu quả.
Câu 3: Trình bày các luận điểm chủ yếu đã được chuẩn bị ở nhà.
Câu 4: Có thể viết đoạn văn theo những luận cứ sau:
- Đọc sách giúp ta hiểu biết về đời sống tinh thần của con người.
- Đọc sách giúp ta mở rộng tầm hiểu biết về tự nhiên, xã hội loài người.
- Đọc sách không chỉ đem lại hiểu biết mà còn bồi dưỡng tâm hồn, tự giáo dục nhân cách thẩm mỹ.
- Sách là một người thầy lớn đối với con người? Vì sao?
Nên có câu chủ đề của đoạn: "Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống".
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Dưới đây là bài soạn Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 8: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới