15/01/2018, 17:15

Soạn Văn 7: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Soạn Văn 7: Đức tính giản dị của Bác Hồ Soạn Văn lớp 8 Đức tính giản dị của Bác Hồ Soạn Văn Đức tính giản dị của Bác Hồ do Phạm Văn Đồng sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh ...

Soạn Văn 7: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Soạn Văn Đức tính giản dị của Bác Hồ

 do Phạm Văn Đồng sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo để hiểu rõ bố cục, tính nghệ thuật cũng như những đức tính giản dị của Bác Hồ để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Soạn Văn: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Luận điểm chính của bài:

+ Nhan đề bài.

+ Câu văn “Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”

- Phương diện được chứng minh:

+ Bữa ăn: Đơn giản.

+ Nhà ở: Nhà sàn hai phòng hòa với thiên nhiên.

+ Việc làm: Tự làm, ít người phục vụ.

+ Lời nói, bài viết: Giản dị

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Trình tự lập luận: Từ luận điểm chính (Nhan đề) và chứng minh bằng cách giải thích, bình luận và bằng những luận cứ khác.

- Bố cục đoạn trích:

+ Đoạn 1 (từ đầu…tuyệt đẹp): Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống.

+ Đoạn 2 (còn lại): Sự giản dị của Bác Hồ.

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đoạn văn “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” được tác giả đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, lần lượt đưa ra các dẫn chứng cụ thể, xác thực và phong phú: từ lối ăn đến căn nhà và lối sống. Những chứng cứ đưa ra rất giàu sức thuyết phục vì các dẫn chứng đều là sự thật và tác giả cũng là người cận kề hiểu rõ Hồ Chủ tịch.

Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Trong đoạn văn tác giả đưa ra các luận điểm, luận cứ chứng minh, phối hợp bình luận, giải thích sâu sắc giúp vấn đề được nhìn từ nhiều góc độ, tăng thuyết phục và hấp dẫn.

Câu 5 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là:

- Luận điểm ngắn gọn, đủ ý.

- Hệ thống luận cứ đầy đủ, chặt chẽ.

- Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu thuyết phục.

- Bình luận đúng chỗ và sâu sắc. Chứa đựng tình cảm của người viết.

Luyện tập

Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Ví dụ về sự giản dị của Bác

- Sáng ra suối tối vào hang

Cháo bẹ, rau măng đã sẵn sàng (Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh)

- Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà

Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già

Chờ cho kháng chiến thành công đã

Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta

Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đức tính giản dị là tính không cầu kì, xa hoa, chuộng sự đơn giản, gần gũi thiên nhiên, hòa đồng. Đức tính này làm mỗi người trở nên chân thực hơn, kéo mọi người gần nhau bằng sự giản dị.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Soạn Văn 7: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Dưới đây là bài soạn Đức tính giản dị của Bác Hồ bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 7: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

0