05/02/2018, 10:12

Soạn bài Vượt thác lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Vượt thác trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Con người luôn kiên cường, dũng cảm để vượt qua những thách thức mà thiên nhiên tạo ra Một trong những tác phẩm xuất sắc mà ngay cả nhà văn Tô Hoài cũng đã nhận xét là công phu, cẩn thận, mang giá trị ...

Hướng dẫn các bạn soạn bài Vượt thác trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Con người luôn kiên cường, dũng cảm để vượt qua những thách thức mà thiên nhiên tạo ra Một trong những tác phẩm xuất sắc mà ngay cả nhà văn Tô Hoài cũng đã nhận xét là công phu, cẩn thận, mang giá trị giáo dục và hiếm thấy” – đó là Vượt thác. Vậy tác phẩm này có điểm gì đặc biệt mà nhà văn Tô Hoài đã nhận xét như vậy. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Vượt thác một cách ngắn gọn nhất. Vượt thác là tác phẩm do Võ Quảng sáng tác, đây là một trong những nhà văn nổi tiếng đi theo thể loại truyện dành cho thiếu nhi. Bài văn Vượt thác đã mang đến hình ảnh của dòng sông Thu Bồn, chuyến đi trên dòng sông ấy vô cùng thú vị, mạo hiểm. Câu 1: Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian như sau: Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác. Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ. Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ Dựa vào trình tự trên, em hãy tìm bố cục của bài văn. Trả lời: - Bố cục bài văn được chia ra 3 phần:Phần 1: Từ đầu … vượt nhiều thác nước -> Dòng sông êm đềm, con thuyền vẫn hiên ngang đi đến gần chân thác. Phần 2: tiếp theo … thác cổ Cò -> con thuyền gặp nhiều thác dữ, vô cùng khó khăn, hiểm trở. Phần 3: còn lại -> con thuyền đã vượt qua hết những đoạn thác dữ. Câu 2: Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài văn này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao? Trả lời: - Cảnh dòng sông và 2 bên bờ đã thay đổi theo 3 chặng đi của con thuyền:Chặng 1: chưa gặp những con thác dữ: “những bãi dâu bạt ngàn …”, “vường tược um tùm, …”, “núi cao như chắn …”. Chặng 2: gặp nhiều con thác dữ: “Dòng sông như dựng đứng lên … nước từ trên cao … “. Chặng 3: sau khi vượt qua hết những con thác dữ: “Sông quanh co … “ - Vị trí quan sát để miêu tả của tác giả đó là ngay trên thuyền. Với vị trí này, tác giả đã cảm nhận được rõ nhất, chân thực nhất về những gì mình đã đi qua trên dòng sông. Từ cảnh quan thay đổi ở hai bên bờm cho đến cuộc hành trình vượt thác và cảm phục sức mạnh của con người khi đã vượt qua được những khó khăn. Câu 3: Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng? Trả lời: - Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả: “Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau … dưới sức chống bị cong lại …” “Những động tác thả sào, rút sào … vâng vâng dạ dạ.” - Những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của Dượng Hương Thư khi vượt thác: Khỏe mạnh, vạm vỡ: đánh trần, như pho tượng đồng đúc, bắp chuột cuồn cuộn, … Hành động mạnh mẽ, không hề lo sợ: co người phóng sào, ghì chặt đầu sao, thả sào, rút sào nhanh như cắt … - Trong bài Vượt thác, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh qua những chi tiết như: nhanh như cắt, như một pho tượng , … Câu 4: Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây thu trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng các chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ánh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp. Trả lời: - Ở đoạn đầu, tác giả đã chuyển nghĩa ẩn dụ: từ “Dọc sông, những chòm cổ thụ …. Xuống nước” -> “thiên nhiên cũng lo lắng trước thử thách.” - Đoạn cuối, tác giả đã chuyển nghĩa hoán dụ: “dọc sườn núi ,những cây to … về phía trước” -> “thiên nhiên cùng … chiến thắng con người.” Câu 5: Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả? Trả lời: - Qua bài văn, em cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên vô cùng đẹp, tráng lệ và sức mạnh của thiên nhiên cũng mạnh mẽ không kém. - Tuy nhiên con người cũng chứng tỏ được bản lĩnh của mình, không hề lo sợ, nao núng mà rất kiên cường, dũng cảm để vượt qua. Với những hình ảnh miêu tả và nhũng biện pháp sử dụng trong bài văn Vượt thác, ta thấy được sự tài tình của tác giả Võ Quảng, quả thật những lời nhận xét của Tô Hoài là không hề dư thừa một chút nào. Chúng ta đã cảm nhận được vẻ đẹp mà thiên nhiên mang lại, nhưng để chinh phục thiên nhiên thì cong người chúng ta phải biết mạnh mẽ, anh hùng thì mới có thể thành công. Hi vọng qua bài Soạn bài Vượt thác, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt. Xem thêm: Soạn bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Vượt thác trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản


Con người luôn kiên cường, dũng cảm để vượt qua những thách thức mà thiên nhiên tạo ra

Một trong những tác phẩm xuất sắc mà ngay cả nhà văn Tô Hoài cũng đã nhận xét là công phu, cẩn thận, mang giá trị giáo dục và hiếm thấy” – đó là Vượt thác. Vậy tác phẩm này có điểm gì đặc biệt mà nhà văn Tô Hoài đã nhận xét như vậy. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Vượt thác một cách ngắn gọn nhất.

Vượt thác là tác phẩm do Võ Quảng sáng tác, đây là một trong những nhà văn nổi tiếng đi theo thể loại truyện dành cho thiếu nhi. Bài văn Vượt thác đã mang đến hình ảnh của dòng sông Thu Bồn, chuyến đi trên dòng sông ấy vô cùng thú vị, mạo hiểm.

Câu 1: Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian như sau:
  • Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.
  • Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.
  • Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Dựa vào trình tự trên, em hãy tìm bố cục của bài văn.
Trả lời:
- Bố cục bài văn được chia ra 3 phần:
  • Phần 1: Từ đầu … vượt nhiều thác nước -> Dòng sông êm đềm, con thuyền vẫn hiên ngang đi đến gần chân thác.
  • Phần 2: tiếp theo … thác cổ Cò -> con thuyền gặp nhiều thác dữ, vô cùng khó khăn, hiểm trở.
  • Phần 3: còn lại -> con thuyền đã vượt qua hết những đoạn thác dữ.

Câu 2: Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài văn này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
Trả lời:
- Cảnh dòng sông và 2 bên bờ đã thay đổi theo 3 chặng đi của con thuyền:
  • Chặng 1: chưa gặp những con thác dữ: “những bãi dâu bạt ngàn …”, “vường tược um tùm, …”, “núi cao như chắn …”.
  • Chặng 2: gặp nhiều con thác dữ: “Dòng sông như dựng đứng lên … nước từ trên cao … “.
  • Chặng 3: sau khi vượt qua hết những con thác dữ: “Sông quanh co … “
- Vị trí quan sát để miêu tả của tác giả đó là ngay trên thuyền. Với vị trí này, tác giả đã cảm nhận được rõ nhất, chân thực nhất về những gì mình đã đi qua trên dòng sông. Từ cảnh quan thay đổi ở hai bên bờm cho đến cuộc hành trình vượt thác và cảm phục sức mạnh của con người khi đã vượt qua được những khó khăn.

Câu 3: Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?
Trả lời:
- Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả:
“Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau … dưới sức chống bị cong lại …”
“Những động tác thả sào, rút sào … vâng vâng dạ dạ.”
- Những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của Dượng Hương Thư khi vượt thác:
Khỏe mạnh, vạm vỡ: đánh trần, như pho tượng đồng đúc, bắp chuột cuồn cuộn, …
Hành động mạnh mẽ, không hề lo sợ: co người phóng sào, ghì chặt đầu sao, thả sào, rút sào nhanh như cắt …
- Trong bài Vượt thác, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh qua những chi tiết như: nhanh như cắt, như một pho tượng , …

Câu 4: Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây thu trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng các chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ánh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.
Trả lời:
- Ở đoạn đầu, tác giả đã chuyển nghĩa ẩn dụ: từ “Dọc sông, những chòm cổ thụ …. Xuống nước” -> “thiên nhiên cũng lo lắng trước thử thách.”
- Đoạn cuối, tác giả đã chuyển nghĩa hoán dụ: “dọc sườn núi ,những cây to … về phía trước” -> “thiên nhiên cùng … chiến thắng con người.”

Câu 5: Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?
Trả lời:
- Qua bài văn, em cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên vô cùng đẹp, tráng lệ và sức mạnh của thiên nhiên cũng mạnh mẽ không kém.
- Tuy nhiên con người cũng chứng tỏ được bản lĩnh của mình, không hề lo sợ, nao núng mà rất kiên cường, dũng cảm để vượt qua.

Với những hình ảnh miêu tả và nhũng biện pháp sử dụng trong bài văn Vượt thác, ta thấy được sự tài tình của tác giả Võ Quảng, quả thật những lời nhận xét của Tô Hoài là không hề dư thừa một chút nào. Chúng ta đã cảm nhận được vẻ đẹp mà thiên nhiên mang lại, nhưng để chinh phục thiên nhiên thì cong người chúng ta phải biết mạnh mẽ, anh hùng thì mới có thể thành công.

Hi vọng qua bài Soạn bài Vượt thác, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt.

Xem thêm:
0