21/02/2018, 08:17

Soạn bài Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài ngữ văn lớp 11

() – Anh (Chị) hãy . ( Bài soạn văn hay của học sinh lớp 11 trường THPT An Khánh). Đề bài: Soạn bài Vĩnh biệt cửu trùng đại Nguyễn Huy Tưởng BÀI SOẠN I, Đọc hiểu khái quát. 1, Tác giả – Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) quê ở làng Dục Tú, ...

() – Anh (Chị) hãy . ( Bài soạn văn hay của học sinh lớp 11 trường THPT An Khánh).

Đề bài: Soạn bài Vĩnh biệt cửu trùng đại Nguyễn Huy Tưởng

BÀI SOẠN

I, Đọc hiểu khái quát.

1, Tác giả

– Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) quê ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

– Xuất thân: Trong một gia đình nhà nho gia giáo.

– Cuộc đời (sgk).

– Tác phẩm chính:

+ Kịch: Kịch Bắc Sơn, Vũ Như Tô, Người ở lại…

+ Tiểu thuyết lịch sử.

+ Kí

+ Truyện lịch sử cho thiếu nhi.

– Ông là người có thiên hướng khai thác các đề tài lịch sử có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch.

– Văn phong: Giản dị, trong sáng, đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc.

2, Vở kịch Vũ Như Tô

– Thể loại bi kịch lịch sử.

– Nguồn gốc, xuất xứ: Sáng tạo từ sự kiện lịch sử có thật xảy ra ở Thăng Long (1516 – 1517) dưới chiều vua Lê Tương Dực.

+ Viết xong vào mùa hè 1941.

-Tóm tắt.

3, Đoạn trích

– Hồi V gồm 9 lớp kịch xoay quanh sự kiện.

– Xung quanh sự kiện: Quân phản loại đốt phá Cửu Trùng Đài, bắt giết những người sáng tạo ra nó. Chôn họ trong tro tàn Cửu Trùng Đài.

– Bao chùm hồi kịch là nỗi đau, niềm hoang mang.

II, Đọc – Hiểu chi tiết

1, Những mâu thuẫn, xung đột cơ bản: Xây dựng Cửu Trùng Đài

* Xung đột kịch:

– Là sự va chạm gay gắt giữa những lực lượng đối nghịch giữa hai hay nhiều nhân vật, nhiều quan điểm, nhiều thái độ khác nhau trước cùng một tình huống hoặc giữa cá nhân với hoàn cảnh.

– Xung đột có thể diễn ra ngay trong lòng người.

– Xung đột sẽ chi phối hành động các nhân vật đòi hỏi giải quyết để thúc đẩy hành động kịch.

* Xung đột trong Vũ Như Tô

a, Mâu thuẫn thứ I: Mâu thuấn giữa nội dung lao động khốn khổ với bọn hôn quân bạo chúa sống xa hoa.

– Mục đích xây dựng Cửu Trùng Đài: Vui chơi, hưởng lạc.

– Cách thức: Tăng thuế, bắt thợ giỏi, tróc nã, hành họ người chống đối.

=> Tình cảnh: Dân cùng, nước kiệt.

– Thơ oán Vũ Như Tô.

– Người chết vì tai nạn, người bị chém do chạy chốn, bi quan lại ăn chặn.

– Trịnh Duy Sơn: Con ngăn Vua, bị vua cho người đánh.

– Dân gian đói kém.

Nhưng Vũ Như Tô cố đốc thộ tây đài.

* Kết quả: Lê Tương Dực bị giết.

Cung nữ bị bắt bớ, nhục mạ

Cửu Trùng Đài tan theo tro bụi

=> Mâu thuẫn chuyển thành xung đột lên đến đỉnh điểm được giải quyết dữ dội, quyết liệt.

=> Mâu thuẫn được giải quyết một cách triệt để như một tất yếu lịch sử theo quy luật tức nước vỡ bờ.

soan-bai-vinh-biet-cuu-trung-dai-ngu-van-lop-11soan-bai-vinh-biet-cuu-trung-dai-ngu-van-lop-11

b, Mâu thuẫn thứ 2: Mâu thuẫn giữa lí tưởng và nghệ thuật khát vọng cao siêu, thuần túy của người nghệ sĩ và lợi ích thiết thực của nhân dân.

– NN: + Cửu Trùng Đài: Một chương trình kiến trúc đồ sộ, độc nhất vô nhị, vượt xa tất cả những kì quan ở thế giới.

+ Cửu Trùng đài là một hiện thân của cái đẹp.

+ Là dẹp thi thố tài năng thực hiện mộng lớn, khẳng định thiên từ kì vĩ.

+ Để xây dựng Cửu Trùng Đài: – Tốn kém ( vật chất – tinh thần)

                                                  – Công sức, tiền của, mồ hôi nước mắt.

-> Xây dựng Cửu Trùng Đài đi ngược lợi ích thiết thực của nhân dân.

-> Cửu Trùng Đài bị nhân dân ghét bỏ.

-> Nhân dân coi người tạo ra ý tưởng Cửu Trùng Đài như kẻ thù.

=> NN: Sâu xa của bị kịch.

-> Kết quả: Cửu Trùng Đài biến thành tro bụi, Vũ Như Tô ra pháp trường.

-> Mâu thuẫn lên đỉnh điểm.

* Ý nghĩa hình tượng Cửu Trùng Đài: Là nơi thể hiện quyền lực và ăn chơi, hưởng lạc.

– Vũ Như Tô: Cửu Trùng Đài là hiện thân cho mộng lớn, Cửu Trùng đài là hiện thân cho niềm kiêu hãnh nước nhà.

– Với nhân dân: Món nợ mồ hôi, sương máu.

-> Cửu Trùng Đài là một biểu tượng đa nghĩa.

* Kết Luận: Thông qua xung đột kịch, đoạn trích làm nổi bật tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của kịch.

2, Nhân vật Vũ Như Tô

* Tài năng: 

+ 1 Tài năng ngàn năm chưa dễ có một.

+ Chỉ cần vẩy bút là chim hoa hiện lên.

+ Vũ Như Tô có thể sai khiến gạch đá như một viên tướng cầm quan.

+ Xây dựng một tòa đài nóc vờn mây mà tính không sai một viên gạch nhỏ.

-> Một kiến trúc sư thiên tài có 102.

* Phẩm chất, tính cách.

+ Nhất quyết không xây Cửu Trùng Đài.

+ Còn chửi Lê Tương Dực.

+ Nhận ra bộ mặt xấu xa của Vua.

=> Người có nhân cách cứng cỏi, đứng trên lập trường của nhân dân.

– Được Đam Thiềm thuyết phục xây Cửu Trùng Đài.

+ Dồn hết sức xây dựng Cửu Trùng Đài, tranh tinh sảo với hoa càng biến Cửu Trùng Đài thành biểu tượng của nhân dân.

-> Vũ Như Tô là một nghệ sĩ, say mê sáng tạo ra cái đẹp để phục vụ nhân dân, đất nước.

– Là một người có lí tưởng cao cả.

* Khi Đam Thiềm khuyên Vũ Như Tô bỏ chốn.

– Không đi, chỉ coi trọng Cửu Trùng Đài.

=> Vũ Như Tô là người coi nghệ thuật cao hơn mạng sống của mình.

* Vũ Như Tô là người nghệ sĩ sống và gắn bó với nhân dân.

– Khi được Vua thưởng vàng bạc lụa là chia hết cho thợ thuyền và nhân dân.

=> Vũ Như Tô không phải người hám lợi

– Khi quân khởi loạn nổi dạy.

+ Vũ Như Tô không chạy chốn.

+ Mắng Đam Thiềm, Ngô Hạnh tiểu nhân bỉ ổi.

=> Tính cách rắn rỏi, bất khuất, cận kề cái chết không hề sợ hãi.

Kết Luận: Vũ Như Tô mang phẩm chất người anh hùng với nhiều phẩm chất đáng chân trọng và khâm phục.

* Tâm trạng Vũ Như Tô

– Khi Đam Thiềm khuyên Vũ Như Tô bỏ chốn. Vũ Như Tô hỏi làm sao phải chốn -> Ngạc nhiên.

– Cho rằng: Việc mình làm là quang minh chính đại.

– Ông nhất quyết sống chết với Cửu Trùng Đài.

– Ông tin vào việc làm của mình là đúng, là chính đáng.

– Khi Vũ Như Tô bị bắt: Đòi dẫn ra mắt An Hòa Hầu để hi vọng có người hiểu việc làm của mình.

– Khi Cửu Trùng Đài bị đốt. Vũ Như Tô kêu lên

+ Ôi Cửu Trùng Đài.

+ Ôi mộng lớn Đam Thiền.

-> Đau xót, tuyệt vọng.

* Đứng trên lập trường người Nghệ Sĩ Vũ Như Tô có công sáng tạo cái đẹp.

* Đứng trên lập trường nhân dân, hành động Vũ Như Tô là sai vì ông chỉ say mê cái đẹp mà không nghĩ đến cái thiện, hành động của ông không hướng đến sự hòa giải mà thách thức, chấp nhận sự hủy diệt.

 Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch vì không chỉ mang trong mình say mê, khát vọng mà còn nhiều lầm lạc trong suy nghĩ và hành động.

* Quan niệm, thái độ tác giả

– Qua nhân vật Vũ Như Tô nhà văn đặt vấn đề mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, giữa khát vọng nghệ thuật và lợi ích nhân vật. 

– Tác giả cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô trân trọng tài năng, hoài bão người nghệ sĩ khi khát khao sáng tạo ra cái đẹp. Nhưng không hoàn toàn ngợi ca người nghệ sĩ chỉ biết quyền lợi nghệ thuật cá nhân mà thiếu quan tâm đời sống nhân dân.

3, Nhân vật Đam Thiềm

– Là cung nữ.

* Phẩm chất và tính cách.

– Khi Vũ Như Tô bị bắt vào cung Đam Thiềm khuyên Vũ Như Tô ở lại không nên chạy chốn.

– Đam Thiền thuyết phục Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài.

– Đam Thiềm biết Vũ Như Tô là người tài năng, muốn tài năng phải được thể hiện, thi thối với đời.

=> Là người chân trọng và đam mê cái tài, cái đẹp.

– Khi quân khởi loạn nổi dậy.

+ Đam Thiền khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn vì bà nhận thấy nỗi oan hận của nhân dân.

=> Đam Thiền là người sáng suốt trong mọi tình huống.

– Khi Cửu Trùng Đài bị phá.

+ Hốt hoảng.

+ Thúc dục Vũ Như Tô bỏ chốn ( Ông chốn đi, mau lên…)

+ Đam Thiền cho rằng Vũ Như Tô có mệnh hệ gì thì nước ta không còn ai tô điểm.

+ Khẩn khoảng xin tha tội chết cho Vũ Như Tô rồi xin chết thay Vũ Như Tô.

-> Đam Thiền coi trọng người tài, tiếc thương người tài.

-> Tâm trí Đam Thiền chỉ tập trung bảo vệ người tài nhưng rồi Đam Thiền cũng phải đau đốn vĩnh biệt Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài.

– Bi kịch của Đam Thiền: Không cứu được người tài, không bảo vệ được cái đẹp.

– Đam Thiền là chi kỉ của Vũ Như Tô.

– " Bệnh Đam Thiền" mê đắm tài hoa siêu Việt của người sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo cái đẹp.

– Kết Luận: 

+ Đam Thiền là người trân trọng đam mê cái tài, cái đẹp là người tỉnh táo, sáng suốt trong mọi tình huống.

+ Kẻ tri ân quí trọng tài năng người khác có thể sẵn sàng chết vì người tri âm, tài lớn.

+ Cảm mến những người mắc " Bệnh Đam Thiền".

4, Tổng kết

– Nghệ thuật: Khai thác sáng tạo nguồn sử liệu phù hợp với yêu cầu của Kịch.

+ Ngôn ngữ kịch điêu luyện có tính tổng hợp cao.

+ Nhịp điệu lời thoại nhanh.

+ Tâm trạng, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ hành động.

+ Các lớp kịch được chuyển linh hoạt.

– Nội Dung: Đoạn trích đặt ra vấn đề sâu sắc có ý nghĩa muôn thủa về cái đẹp, mối quan hệ giữa nghệ sĩ và nhân dân.

– Bày tỏ niềm cảm thông chân trọng người nghệ sĩ tài năng giàu khát vọng nhưng góp phần bi thương.

0