23/04/2018, 22:41

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

ĐỀ 1. Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích “Meo…meo…meo” hôm nào cũng vậy, cứ khi em ngồi vào bàn học là chú mèo lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Đó là chú mèo bà ngoại đã tặng em hồi năm ngoái. Con mèo vừa tròn một tuổi ...

ĐỀ 1. Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích

     “Meo…meo…meo” hôm nào cũng vậy, cứ khi em ngồi vào bàn học là chú mèo lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Đó là chú mèo bà ngoại đã tặng em hồi năm ngoái.

     Con mèo vừa tròn một tuổi tên là MiMi. Nó là giống mèo cái. MiMi khoác lên mình bộ áo màu vàng điểm thêm vài vết trắng làm cho chiếc áo của cô càng thêm xinh đẹp. Cô rất thích chơi với trái banh ten-nit của em. Cái đầu tròn như trái vú sữa. Đôi mắt long lanh như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha. Cái mũi nhỏ xinh màu hồng lúc nào cũng ươn ướt. Miệng cô chúm chím dễ thương.

Tuy vẻ bề ngoài là vậy nhưng bên trong có hàm răng nhọn hoắt, lúc nhe răng trông thật đáng sợ. Đôi tai hình tam giác luôn vểnh lên để nghe ngóng. Tai cô mới thính làm sao! Chỉ một tiếng động nhỏ cô đều phát hiện được. Hai bên má có bộ ria mép trắng muốt, trông MiMi thật oai phong. Bốn cái chân thon thon giúp cô đi lại nhẹ nhàng như người mẫu đang trình diễn thời trang. Nhưng lúc cần MiMi chạy rất nhanh. Dưới bàn chân là tấm nệm êm nhỏ, trong tấm nệm nhỏ ấy cất giấu một bộ vuốt sắt bén, và đó là vũ khí lợi hại nhất của cô ta. Đã có lần những chiếc vuốt ấy đã để lại dấu vết trên tay em khi em nghịch với cô. Ôi! cái đuôi mới dẻo làm sao! Chiếc đuôi như một dấu ngã chẳng giấu vào đâu được.

Những ngày mùa hè, buổi sáng thức dậy MiMi thường ra ngoài sân tắm nắng. Lấy chiếc lưỡi của mình liếm bộ lông vàng mượt và chơi đùa giởn với bóng của mình. Còn mùa đông MiMi thường nhảy phóc lên bộ sa lông đánh một giấc ngủ no say. Đặt biệt lúc ngủ MiMi luôn nhịp cái đuôi trông ngộ nghĩnh làm sao!

Xinh đẹp là thế nhưng những lúc rình và bắt chuột trông cô như một chiến binh. Một hôm em thấy MiMi nằm sau thùng gạo để rình bắt chuột. Một con chuột nhắt mon men đến bên nồi cơm đang để hớ hênh. Bất chợt, phóc một cái, MiMi đã vồ chú chuột nhắt nằm cứng ngắt trong đôi móng vuốt sắc của cô. Vậy là MiMi có một bửa ăn ngon lành và đầy tự đắc.

     Em rất yêu quý MiMi và xem cô như người bạn thân thiết. Sau những lúc học hành căng thẳng em hay chơi với cô. Em luôn chia sẻ những buồn vui của mình với MiMi. Nó không chỉ là con vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà còn được em phong là “Dũng sĩ diệt chuột” giỏi nhất mà em từng nuôi.

(bài làm của HS)

 ĐỀ 2. Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.

    Câu chuyện đáng buồn ấy xảy ra từ năm học trước, vậy mà mỗi lần nhớ lại, em cảm thấy như vừa mới đây thôi. Giờ kiểm tra Toán hôm đó, em sẽ nhớ suốt đời.

    Đầu đuôi câu chuyện là thế này: Thầy giáo dạy Toán lớp 7A là thầy Thảo. Em rất thích môn Toán một phần cũng vì thầy dạy vừa dễ hiểu, vừa hấp dẫn. Từ đầu năm đến giữa học kì I, em liên tục được điểm 9, điểm 10. Bố em cũng là giáo viên dạy Toán trong trường, thường hãnh diện về cậu con trai cưng của mình.

Bất ngờ, thầy Thảo bị ốm phải nằm bệnh viện và bất ngờ hơn nữa người được Ban Giám hiệu phân công dạy thay lại chính là… bố em. Mọi rắc rối bắt đầu từ đấy.Mặc dù bố là giáo viên dạy giỏi nhưng học bố, em thấy thế nào ấy. Cứ đến giờ Toán là em ngượng nghịu, mất tự nhiên hẳn. Hồi thầy Thảo còn dạy, em hay xung phong lên bảng giải bài tập và lần nào cũng được thầy khen. Bây giờ khác hẳn, bố giảng bài, em chăm chú nghe nhưng im lặng, chẳng tỏ thái độ gì. Hình như hiểu tâm trạng của em nên bố không vui.Em còn nhớ là trước hôm kiểm tra môn Toán giữa học kì I, em có trong tay cuốn Tuyển tập truyện ngắn hay 2004 mà anh Đức con bác Hải mang đến cho mượn với lời khen nức nở rằng không thể cố cuốn sách nào hấp dẫn hơn. Thế là em lén đọc mê mải cho đến khuya, bất chấp lời nhắc nhở ôn bài của bố. Kết quả là sáng hôm sau, khi làm bài, em không thể nào tập trung tư tưởng, lúng túng mất một lúc khá lâu. Cuối cùng, em đã tính sai đáp số.Suốt mấy ngày, em hồi hộp và lo sợ. Em không chi lo bị điểm kém mà còn lo cho uy tín của bố nữa. Bố sẽ ăn nói làm sao với học trò và đồng nghiệp khi con trai mình làm bài không tốt. Hôm trả bài, cầm trên tay bài kiểm tra bị điểm 3 to tướng, quả thật là em choáng váng. Em vừa xấu hổ, tủi thân lại vừa giận bố. Bố có thể sửa điểm được mà sao bố nỡ thẳng tay như vậy? Đã thế, sau bữa cơm chiều, trước mặt cả nhà, bố buồn bã bảo rằng vì em chủ quan, bướng bỉnh không nghe lời nên mới ra nông nỗi.

Ngẫm nghĩ, em thấy bố nói rất đúng. Em chỉ có thể tự trách mình mà thôi. Điểm 3 đầu tiên và duy nhất ấy như một tời cảnh cáo nghiêm khắc đối với em: Không được kiêu căng, tự mãn trong học tập và phải nghiêm túc, cẩn thận trong mọi công việc, dù là việc nhỏ.

Sau đó, em nhanh chóng xoá đi mặc cảm, lại say mê môn Toán và cũng mê “thầy giáo bố” chẳng khác gì thầy Thảo trước đây. Cuối năm lớp 7, em vẫn đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Hôm lĩnh phần thưởng và giấy khen, em trịnh trọng đưa cho bố bằng cả hai tay. Bố khen em cố gắng như vậy là tốt, xứng đáng là con trai của bố. Em xúc động không nói nên lời.

      Chuyện ấy giờ đã thành kỉ niệm, dẫu là kỉ niệm buồn nhưng ý nghĩa của nó thì vô cùng thấm thía, bền lâu. Nó không chỉ là bài học sâu sắc cho em trong quãng đời học sinh mà sẽ là bài học bổ ích suốt cuộc đời.

(bài làm của HS)

 ĐỀ 3: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

    Bố mẹ đã có công sinh thành và nuôi dưỡng tôi nên người, vì vậy ơn nghĩa của họ tôi sẽ không thể trả hết được. Nhưng tôi lại có thể làm cho bố mẹ vui, làm tròn bổn phận của một người con. Tôi vẫn nhớ ngày mà nụ cười trên gương mặt đấng sinh thành của tôi rạng rỡ hơn bao giờ hết. Đó chính là khi bố mẹ biết tôi đã nhặt được ví tiền của một người lạ và đem đến nộp chú công an. Khoảnh khắc được nhìn thấy nụ cười ấm áp của bố mẹ thật hạnh phúc biết bao!

     Tôi còn nhớ hồi đó, tôi mới tám tuổi, cái tuổi còn rất nhỏ. Niềm vui lớn lao nhất mà tôi đã dành cho bố mẹ tôi vào cái tuổi ấy là làm đc một việc tốt : nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất.

Vào buổi sáng Chủ nhật, trên đường đi học thêm về, qua một cái ngõ hẻm, tôi thấy có một vật gì đó nằm ở giữa đường – một chiếc ví màu đen. Tôi nhặt chiếc ví đó lên rồi vừa đi chầm chậm, vừa nhìn xung quanh xem có ai đó muốn tìm chiếc ví này không. Một lúc sau, tôi vẫn không thấy có ai đến tìm. Tôi nghĩ chắc người đó đã đi xa rồi hoặc không biết mình đánh rơi chiếc ví. Dù có biết chăng nữa, thì người đó cũng chỉ loay hoay tìm kiếm ở gần chỗ họ đứng . Hàng loạt những câu hỏi cứ hiện ra trong đầu tôi : Người ấy là ai? Người đó là công nhân, nông dân hay là một người giàu có? Trong chiếc ví có những gì? Dù rất tò mò nhưng tôi không muốn mở ra xem.

Tôi nghĩ ngợi , phân vân mãi mà không xác định đc mình sẽ trả lại hay không trả. Nếu không trả thỳ chẳng có ai biết mình ăn cắp của rơi mà lại có tiền để mua được nhiều thứ. Tưởng tượng đến lúc đó, tôi thích lắm nhưng nghĩ lại nếu mình trả cho người ta thì sẽ làm đc một việc tốt và không phải ân hận. Tôi đã quyết định trả ví tiền này. Chủ nhân của chiếc ví này sẽ rất mừng khi tìm lại đc nó. Nhưng biết ai đánh rơi chiếc ví này mà trả lại? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Tôi mag chiếc ví đến trụ sở công an phường. Các chú công an nhìn tôi thập thò ở cửa, liền hỏi:

– Có việc gì vậy cháu bé ?

Tôi ngại ngùng đáp:

– Dạ! thưa chú trên đường đi học về cháu nhặt đc chiếc ví này. Cháu đem nộp, nhờ các chú trả lại cho người bị đánh mất ạ!

Một chú công an cầm lấy chiếc ví rồi đến chỗ tôi, chú cười xoa đầu tôi, nói:

– Chái rất ngoan và thật thà không dám lấy cắp của rơi. Nào! Chú cháu mình xem trong này có những gì để ghi vào biên bản nhé!

Rồi chú lấy ra từ trong ví: một giầy chừng minh nhân dân, cá giấy tờ quan trọng và hơn 5 triệu đòng tiền mặt . Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu cầu tôi ghi tên và địa chỉ xuống phía dưới biên bản. Có tên tuổi, địa chỉ các chú sẽ thuận lợi trong việc trải lại cho người đánh mất.

      Buổi tối hôm đó , nhà tôi có một người khách lạ đến chơi. Đó chính là chủ nhân của chiếc ví. Bác kể chuyện cho bố mẹ tôi nghe và cảm ơn tôi mãi. Bố mẹ tôi nghe xong đã khen tôi làm đc 1 việc tốt, lúc đó bố mẹ tôi rất vui và hành diện vì có một đứa con ngoan.

Bây giờ, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn không thể nào quên đc ngày hôm đó. Lời khen chân thành của mọi người đói với tôi là phần thưởng quý giá nhất.Tôi sẽ giữ mãi kỷ niệm này trong tâm trí của mình.

(bài làm của HS)

 ĐỀ 4: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong chuyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

      Tôi choàng tỉnh giấc, dậy từ khi mặt trời còn chưa treo ngọn tre. Đó là một thói quen bình thường của người làm nghề nông. Cả cái làng Vũ Đại này, có ai không làm nghề nông chỉ trừ ông Bình giáo ra. Ông ấy là người học rộng lại hiểu sâu, chính vì vậy mà tôi định đến nhà ông giáo để viết một số giấy tờ nhà đất.

    Con đường làng dài và hẹp. Gió thổi vi vu khiến cho những rặng tre xào xạc, đung đưa. Quanh nhà ông giáo, những hàng râm bụt lá vàng úa vẫn còn tồn tại sau trận bão khủng khiếp. Vừa thấy tôi, ông giáo liền nói: “Chào bác”. Tôi đáp lại:

– Vâng, chào anh! Hôm nay tôi sang đây là muốn nhờ anh viết một số giấy tờ đất đai!

– Vậy mời bác vào nhà nhà xơi nước cái đã!

Ông giáo mời tôi ngồi trước thềm nhà, chúng tôi đang bàn bạc thì bỗng đâu có tiếng nói hớt hải vọng tới:

Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

A! Thì ra là lão Hạc, lão mặc bộ quần áo xộc xệch, đầu tóc rồi bù trông có vẻ kham khổ lắm. Lão là người hàng xóm của tôi. Vợ lão chết, con lão thì đi làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác. Nhưng có điều khiến tôi thấy rất lạ. Hôm trước, tôi còn sang xin nhà lão mấy củ gừng về pha nước thì thấy lão cưng nựng con chó lắm kia mà; Một điều “Cậu” này, hai điều “cậu” nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho con chó của lão. Vậy mà giờ lại phải bán nó đi sao? Ông giáo hỏi:

– Thế nó cho bắt à?

– Lúc bấy giờ thì mắt lão Hạc đã ầng ậc nước. Những nếp nhăn sô vào với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, trông lão giờ già đi đến hơn chục tuổi.

– Khốn nạn! nó có biết gì đâu ông giáo ơi! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Cùng lúc đó thì chúng nó tóm gọn con chó rồi lôi đi xềnh xệch.

Tôi bắt đầu hiểu ra câu chuyện của lão Hạc và mườn tượng cảnh thằng Mục, thằng Xiên dốc ngược con chó lên, trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói:

– Lúc đấy thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Mắt nó long sòng sọc rồi dại đi. Nó cứ ăng ẳng nhìn tôi như thể nó nói: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế nào mà giờ lão xử tôi như vậy hả.

– Cụ cứ khéo tưởng tượng đấy chứ nó có biết gì đâu. Vả lại! Ai nuôi chó mà chẳng để giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ! ông giáo nói.

Lão Hạc chua chát bảo:

– Ông giáo nói phải! Ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra có là kiếp người. Như ông với tôi chẳng hạn!

Tôi nghe mà không kìm được nước mắt. Tôi cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão Hạc quá! Lão chỉ có mỗi con chó để bầu bạn hằng đêm. Có con chó đó cũng đỡ buồn và bù đắp được cho sự thiếu thốn tình cảm của lão. Vậy mà giờ lão phải bán nó đi để lấy tiền để dành cho con sao! Lão Hạc quả là một con người tốt và có tình thương yêu con sâu sắc mà hiếm ai có được. Ông giáo nói:

– Không có kiếp gì là sướng cả!Để tôi vào nhà pha ấm nước chè rồi ba ông con mình vừa rít thuốc lào vừa uống, thế là sướng!

– Ông giáo dạy phải! nhưng giờ tôi có việc gấp phải đi bây giờ ông giáo ạ!

– Còn sớm mà, cụ hẵng ở lại chơi với chúng tôi cái đã!

– Ông giáo cho tôi xin khất chứ hôm nay thì nhất quyết không được.

Vậy là lão Hạc lại lạng chạng ra về trong sự ái ngại của tôi và ông giáo. Thuốc lào đã được vo viên mà không ai thèm đụng đến. Tôi nghĩ đến lão Hạc, một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng. Một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất, kỷ vật của mình. Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao? Cuộc đời thật bất công đối với những con người tốt, chỉ toàn khổ đau, bất hạnh. Tôi từ biệt ông giáo đi về mà lòng đau như cắt.

     Tôi, ông giáo và lão Hạc, những người nông dân nghèo khổ, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới này. Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu được tình thương và lòng tự trọng quý giá của một con người. Tôi sẽ mãi khắc sâu bài học này trong tâm can và ý chí của mình đến cuối đời!

(bài làm của HS)

Zaidap.com

0