27/04/2018, 22:58

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học. Đề 1: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: "Văn chương [...] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. ...

Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học. Đề 1: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: "Văn chương [...] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ.

Đề 1: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: "Văn chương [...] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.

Dàn bài:

- Trong lịch sử phê bình văn học Việt Nam thời hiện đại cũng đã từng xảy ra cuộc bút chiến nổi tiếng giữa hai trường phái "nghệ thuật vị nghệ thuật" (Nghệ thuật coi nghệ thuật là mục đích) và “nghệ thuật vị nhân sinh”. Kết quả là phái "nghệ thuật vị nhân sinh" đã chiên thắng (thời kì 1930 - 1945)

- Chứng minh: những tác phẩm lớn từ xưa đến nay chưa bao giờ thoát li cuộc sống con người. Các tác phẩm đó đều lấy hiện thực của đất nước, dân tộc, nhân loại đế phản ánh và đấu tranh cho những quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Ví dụ:

+ Hịch tướng sĩ (Trần Quôc Tuấn) thuyết phục các tướng sĩ bỏ việc vui chơi, chăm lo việc quân cơ, đánh giặc giữ nước.

+ Bài Cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) phản ánh, tổng kết, ngợi ca cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống lại xâm lăng của giặc Minh và tuyên bố chủ nghĩa của dân tộc ta, khai sinh một đât nước - một triều đại mới

+ Truyện Kiều (Nguyễn Du) là tiếng kêu đứt ruột, cũng là tiếng nói đấu tranh cho quyền sông của những con người bị áp bức nói chung trong xã hội phong kiến.

    Những tác phẩm ấy chưa bao giờ rời xa quyền lợi của nhân dân, của dân tộc và sự tiến bộ của nhân loại.

-  Tuy nhiên, nghệ thuật chuyên chú ở con người không có nghĩa là không coi trọng tính nghệ thuật, cần phải đảm bảo tính nghệ thuật mới thì mới có giá trị, có sức thuyết phục cao.

Đề 2: Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: "Phong cách chính là người". Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

Dán bài:

- Phong cách được định nghĩa là nét riêng, độc đáo của nhà văn, được biểu hiện qua góc nhìn, cách nhìn, cách khám phá của mỗi nhà văn. Theo Buy- phông, đó chính là con người nhà văn, không thể lẫn với con người nào khác.

-  Buy - phông đã nhấn mạnh cá tính của mỗi nhà văn trong sáng tạo văn học.

- Chứng minh qua phong cách của một số nhà văn lớn: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Tuân...                               

   Cần lưu ý những ý chính sau:

- Phong cách chính là nét độc đáo và phần đóng góp riêng của nhà văn cho đời sống văn học.

- Phong cách bao gồm cả phương diện nội dung và nghệ thuật :

+ Độc đáo về nội dung thể hiện ở quan niệm về cuộc sống và con người từ việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, cách lí giải những vấn đề về cuộc sống và con người….

+ Độc đáo về nghệ thuật thể hiện ở phương thức biểu hiện, ở việc lựa chọn các thủ pháp nghệ thuật , tổ chức kết cấu, sử dụng ngôn ngữ….

- Điều thú vị khi đọc tác phẩm văn học là phát hiện được những nét độc đáo trong phong cách của mỗi nhà văn.

Đề 3: Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e:" Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra".

Dàn bài:

- Giải thích ý kiến của La Bơ-ruy-e: đưa ra quan niệm về tiêu chí đánh giá một tác phẩm văn học, đó là dựa vào giá trị giáo dục của tác phẩm đó.

- Giá trị giáo dục của tác phẩm văn học: “nâng cao tinh thần”, “gợi những tình cảm cao quý và can đảm” => Hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

- Khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của tác giả, lấy dẫn chứng trong những tác phẩm văn học. Những tác phẩm tồn tại lâu bền được từ xưa đến nay đều nhờ những giá trị giáo dục của chúng. Giá trị nhận thức và giá trị thẩm mĩ có thể trở nên lạc hậu song giá trị giáo dục đã vượt qua thử thách của thời gian để trường tồn:

+ Văn học dân gian (những bài ca dao)

+ Văn học trung đại, văn học hiện đại (phân tích giá trị giáo dục của những tác phẩm tiêu biểu).

Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ

soanbailop6.com

0