27/04/2018, 15:30

Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học SBT Ngữ văn 11 tập 1

Giải câu 1, 2 trang 44 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Nhận xét về “lẽ ghét thương” của nhân vật ông Quán trong đoạn trích Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu. ...

Giải câu 1, 2 trang 44 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Nhận xét về “lẽ ghét thương” của nhân vật ông Quán trong đoạn trích Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu.

Đề bài

1. (Đề 2, trang 53, SGK) 

Hình ảnh nguời phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.

Trả lời:

a) Có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn :

- Cách thứ nhất: Lần lượt làm rõ hình ảnh người phụ nữ trong mỗi bài thơ, rồi trên cơ sở đó rút ra những nhận xét chung, có tính khái quát.

- Cách thứ hai: Đọc kĩ ba bài thơ để rút ra những mặt khác nhau trong hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa thể hiện trong ba bài ấy, rồi lần lượt làm sáng tỏ từng mặt một.

Có thể chọn cách làm phù họp với mình, thuận tiện cho mình. Nhưng dù làm theo cách nào thì bài làm cũng chỉ đạt kết quả tốt khi người làm bài nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn thao tác lập luận phân tích (ở cách thứ nhất là phân tích theo kiểu chia ngang, ở cách thứ hai là phân tích theo kiểu chẻ dọc). Và dĩ nhiên, bên cạnh năng lực phân tích, người làm bài cần có nãng lực tổng hợp để bài làm đảm bảo yêu cầu khái quát mà đề bài đòi hỏi.

b) Dù bố cục theo dạng nào và diễn đạt thế nào, bài làm vẫn cần nêu được những nội dung chính sau đây: Ba bài thơ cho thấy người phụ nữ Việt Nam thời xưa là những người:

- Phải chịu nhiều nỗi khổ đau:

+ Khổ đau vì vất vả, cực nhọc.

+ Khổ đau vì - không được làm chủ số phận của mình.

+ Khổ đau vì cô quạnh, thiếu vắng hạnh phúc lứa đôi ; vì không người yêu thương, thông cảm,...

- Có phẩm cách và tâm hồn đẹp đẽ, biểu hiện ở:

+ Tình yêu thương, lòng nhân hậu, một lòng một dạ vì chồng con

+ Sự đảm đang, tần tảo.

+ Lòng dạ sắt son vẫn được giữ vẹn, không để mất đi trong cuộc đời chìm nổi, lênh đênh.

+ Tinh thần mạnh mẽ, dám vượt lên trên đớn đau để tìm niềm hạnh phúc mà mình hằng khao khát.

- Đấy là những hiện thân cho nỗi khổ đau của con người trong xã hội xưa, đồng thời là sự kết tinh của những đức tính truyền thống đẹp đẽ mà dân tộc Việt Nam đã tích luỹ được trong hàng ngàn năm lao động và tranh đấu.

2. Nhận xét về “lẽ ghét thương” của nhân vật ông Quán trong đoạn trích Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu.

Trả lời:

a) Đề bài đòi hỏi người viết phải sử dụng thao tác lập luận phân tích. Thao tác này trước hết cần được vận dụng để làm rõ “lẽ ghét thương” của nhân vật ông Quán. Khòng thê nhận xét được gì về “lẽ ghét thương” ấy nếu còn chưa biết nhân vật đó thương ghét cụ thể thế nào.

Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của bài làm vẫn không phải là phân tích lẽ ghét thương trên. Đó chỉ là cơ sở để đưa ra nhận xét về tình cảm yêu ghét, và rộng hơn, về lẽ sông của nhân vật đóng vai trò đại diện cho chính tác giả Truyện Lục Vân Tiên ; những nhận xét ấy mới thực là nội dung quan trọng nhất của bài làm. Để những nhận xét của mình được trình bày rõ ràng, mạch lạc, không đơn điệu và trùng lặp, cần vận dụng thành thạo thao tác lập luận phân tích.

b) Phần thân bài của bài làm có thể chia thành các ý sau :

- Phân tích lẽ ghét thương của nhân vật ông Quán, cần làm rõ :

+ Ông Quán nói rằng mình ghét cay, ghét đắng những triều đại nào, những kẻ nào ?

+ Ông Quán thương những ai, những người ấy có gì khiến ông thương đến thế ?

+ Có mối quan hệ nào giữa nửa phần ghét vói nửa phần thương trong ông Quán không ? Trong hai tình cảm ghét, thương, tình cảm nào là cơ bản ?

- Nhận xét về quan niệm ghét thương của ông Quán. Có thể lần lượt nêu và làm rõ các nhận xét sau đây:

+ Quan niệm ấy thể hiện tình cảm, đạo đức của một nhà nho được đào luyện noi “cửa Khổng sân Trình”

+ Tuy nhiên, đấy cũng là tình cảm ghét thương của một người sống gần dán, quan tâm đến dân, thương dân tha thiết.

+ Niềm thương ghét ấy đã được nói lên một cách mạnh mẽ, bộc trực, đầy hào khí, rất đúng với cốt cách, tinh thần của người Nam Bộ.

+ Nhưng đấy không chỉ là quan niệm đạo đức, tình cảm của riêng một nhân vật trong tác phẩm. Có thể coi đó còn là quan niệm, là lẽ sống của chính tác giả Nguyễn Đình Chiểu, một nhà nho nghĩa khí, đầy lòng yêu nước thương dân và nhuần thấm rất sâu “chất Nam Bộ” trong cách sống, cách nhìn, cách nghĩ và cách nói.

(Có thể nêu những nhận xét khác của riêng mình, miễn là những nhận xét đó phù hợp với yêu cầu của đề bài, chân thành và hợp lí.)

Sachbaitap.com

0