24/04/2018, 07:46

Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội - sách giáo khoa lớp 12

Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người. Bài viết tham khảo khác Mỗi con người sinh ra trên thế gian này đã là một niềm hạnh phúc vĩ đại. Nhưng sinh ra để sống trong vô nghĩa thì cái diễm phúc lớn lao kia lại trở thành một thứ bi kịch chua xót. Ý nghĩa cuộc sống – ...

Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người.

         Bài viết tham khảo khác 

      Mỗi con người sinh ra trên thế gian này đã là một niềm hạnh phúc vĩ đại. Nhưng sinh ra để sống trong vô nghĩa thì cái diễm phúc lớn lao kia lại trở thành một thứ bi kịch chua xót. Ý nghĩa cuộc sống – điều làm nên hạnh phúc thực sự, để hạnh phúc tồn tại lâu bền nhất lại chỉ vang lên nhịp đập của nó khi được nuôi dưỡng bởi suối nguồn của tình yêu thương. Dường như quy luật ấy đã trở thành muôn thưở và là chân lý của cuộc sống. Cũng bởi lẽ trên, đã có ý kiến cho rằng: "Tình thương là hạnh phúc của con người". Khi còn ở tuổi thiếu niên, dường như mọi người trong chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản là những điều mình mong muốn. Bước vào cuộc sống, bạn thật sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, tìm kiếm giá trị cuộc sống và ý nghĩa bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng "Tình Thương Là Hạnh Phúc của Con Người". Đó cũng chính là một chân lí vĩnh hằng của cuộc sống. 

      Dù mơ hồ hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người, gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng. Tình thương – đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng – là tình cảm chỉ trao đi mà ko cần nhận lại, ko vụ lợi,không toan tính. Có thể nói, tình thương là 1 thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người. Và kết quả của sự yêu thương đó là sự thỏa mãn của con tim – cái được goi là niềm hạnh phúc. 

      Hạnh phúc là gì ?

     Tự bao đời nay, con người luôn khao khát yêu thương, luôn kiếm tìm hạnh phúc. Người ta có thể cảm nhận được hạnh phúc nhưng để mô tả nó một cách rõ ràng thì không phải là một điều đơn giản. Chỉ có thể nói về hạnh phúc như là một trạng thái sung sướng vì cảm thấy thỏa mãn ý nguyện. Nhưng đó ko chỉ đơn thuần là ước muốn vật chất hay sự thành công, mà là cả một tổng thể bao gồm những khái niềm hết sức trừu tượng, nhưng cũng thật đơn giản biết bao. Có đôi lúc, hạnh phúc chỉ đơn giản là giọt nước mắt nóng hổi của mẹ và tiếng cười ấm áp của cha khi nhìn con ra đời khỏe mạnh. Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận được sự giúp đỡ hay một lời chia sẻ chân thành. Đối với nhiều người, hạnh phúc bắt đầu từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên cõi đời. 

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy 

  Ta có những ngày nữa để yêu thương

(Trịnh công Sơn) 

Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi. 

      Sự thật là có một mối liên hệ không thể tách rời giữa hạnh phúc và tình thương. Con người không thể sống hạnh phúc mà ko có tình thương.

      Tình thương mang lại hạnh phúc cho người nhận nó, giúp họ có thêm nghị lực để vượt qua mọi thử thách, khó khăn; là động lực giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong "Những người khốn khổ" (V.Huy-gô ), triết lí tình thương của nhân vật Giăng-Van-Giăng đã có ý nghĩa lớn lao,thay đổi số phận và giáo hóa con người. Giăng-Van-Giăng đã thay lời Huy-gô để nói lên một triết lí: "Trong đời chỉ có một điều, ấy là yêu thương nhau"

      Không chỉ với người nhận, sự trao đi tình thương cũng là điều mang lại hạnh phúc. Khi bạn giúp đỡ một bà cụ đi qua đường thì bạn cảm thấy thế nào? Câu trả lời nằm trong tim bạn. Có phải bạn đang vui...?!?. Thế có nghĩa là bạn đang hạnh phúc đấy. Trao đi yêu thương một cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Bởi: khổ đau dc san sẻ sẽ vơi nữa, còn hạnh phúc dc san sẻ sẽ nhân đôi. Thomas Merton đã từng nhận xét: “Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác – một tình yêu không vị kỉ, không đòi hỏi phải được đền đáp’’. 

       Đúng vậy, được yêu thương là một hạnh phúc, nhưng yêu thương người khác còn là một hạnh phúc lớn hơn. 

Tình thương mang lại hạnh phúc cho con người. Đó chính là lí do tại sao mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta phảu biết rèn luyện bản thân, để tạo nên hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội. "Cái đẹp cứu vớt thế giới" (Đốtx-tôi-ép-xki). Tình thương là nét đẹp tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý giá của con người. Cần biết trân trọng những gì ta đang có, yêu thương và san sẻ để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. 

      Ngày nào ta còn sống, tức là ta còn có cơ hội để cảm nhận hạnh phúc của cuộc đời. Một câu ngạn ngữ của Scotland nói rằng: "Hãy sống thật hạnh phúc khi bạn còn đang sống – bởi vì bạn chỉ có một lần sống duy nhất mà thôi!". Thế còn bạn thì sao? Tôi thì sao? Liệu chúng ta có biết nhận ra những điều tương tự? Mỗi ngày chúng ta có 24 giờ để sống, để yêu thương, để phát hiện những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Hãy cho đi tình thương để có thể cảm nhận cuộc sống một cách đầy đủ nhất.

Đề 2: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.

             Bài làm tham khảo khác 

      Những phẩm chất cao quí trong tâm hồn con người luôn là một mục tiêu mà chúng ta vươn tới. Đó chính là đức hạnh. Những phẩm chất đó tô điểm cho tâm hồn chúng ta, giúp chúng ta luôn hoàn thiện bản thân mình.

      Muốn thế, chúng ta phải thể hiện qua hành động, qua hành vi cử chỉ hằng ngày của chúng ta. Và vì vậy, "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".

      Đức hạnh là gì? Đức hạnh là những gì cao quý nhất, trong sáng nhất trong tâm hồn của mỗi con người chúng ta. Hành động là gì? Hành động là những gì biểu hiện ra bên ngoài, qua đó thể hiện những tính cách của mỗi người. Những phẩm chất và hành động của con người là khác nhau, tạo nên sự khác biệt trong tính cách của mỗi thành phần trong xã hội. 

     Vậy chúng ta phải làm gì để có được những phẩm chất cao quý mà chúng ta gọi là đức hạnh? Thật ra, đức hạnh là một điều không khó để vươn tới. Nó không quá cao siêu, chỉ là những gì nhỏ nhất đủ để đánh giá một con người. Giúp một bà cụ qua đường, tìm mẹ cho một em nhỏ bị lạc, hay đơn giản chỉ là một nụ cười khi ta gặp môt người quen ngoài đường, tất cả đã góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người chúng ta. Như thế, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn với mọi người, làm cho quan hệ giữa người với người càng trở nên tươi đẹp và góp phần biến xã hội chúng ta thành một nơi "tốt hơn cho bạn và cho tôi". 

      Đức hạnh chỉ đơn giản, không cầu kì, phức tạp để đạt được. Nhưng chúng ta không nên quá đơn giản nó đi. Đừng chỉ nghĩ mà không làm rồi sau đó ru ngủ bản thân rằng: "những gì mình làm đã là tốt nhất". Nghĩ phải đi đôi với hành động, và những phẩm chất đó cũng cần hành động để thể hiện chúng ta. Bây giờ, mở lòng mình ra với thế giới bên ngoài, nhìn xung quanh và hãy bắt đầu hành động. Không khó để xây dựng đức hạnh trong mỗi con người chúng ta.

      Bây giờ, chúng ta là thanh niên, là thế hệ tương lai và kế cận của xã hội sau này. Hãy xây dựng một hình ảnh, một tính cách bằng những hành động của chúng ta, bắt đầu bằng những hành vi nhỏ nhất, để xã hội ngày càng tươi đẹp và tốt hơn. "Cho bạn và cho tôi, cho tất cả mọi người". Và hãy nhớ rằng, "mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".

Đề 3: Hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

           Bài làm tham khảo khác

    Học tập là thức vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Nó là hành trang đi theo con người suốt cả cuộc đời. Chính vì thế chúng ta cần xác định rõ mục đích học tập trong mọi hoàn cảnh cảnh, mọi thời đại. Nói về mục đích học tập UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

     Học tập là cả một quá trình dài tiếp thu kiến thức về khoa học kĩ thuật, văn hóa của xã hội và để con người học cách chung sống hòa đồng với nhau. "Học để biết" là như thế nào? Có nghĩa là ta được học những kiến thức trong sách vở, học từ thầy cô, ban bè, nhà trường và xã hội để con người biết về cuộc sống hiện tại đang ra sao và cần những gì. "Học để biết" giúp ta cư xử đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội hơn. Chúng ta được học từ chỗ biết ít dần đến chỗ biết nhiều và sẽ hoàn thiện bản hơn khi những thứ mà ta học được đều mang lại lợi ích cho cả bản thân và xã hội. Nhờ đó tâm hồn con người được mở mang hơn và tích lũy được nhiều kiến thức của cuộc sống tạo được vốn sống sâu sắc cho bản thân.

       Khi chúng ta đã tiếp thu, tích lũy được nhiều kiến thức từ sách vở và đời sống chúng ta cần phải biết vận dụng nó vào cuộc sống thực tại của bản thân. "Học để làm" có nghĩa như vậy. Bởi đây là mục đích thiết thực nhất của mục đích học tập "học đi đôi với hành". Để từ đó chúng ta tạo ra những của cải vật chất tinh thần cho bản thân và cho xã hội làm cho xã hội giàu đẹp văn minh hơn. Như một người cố gắng học tập và làm việc để trở thành một bác sĩ sau đó đi chữa bệnh cho mọi người. Đây là hành động đẹp được tất cả mọi người trong xã hội cần. Vì thế để thực hiện được ước mơ thì bên cạnh việc học chúng ta còn phải biết áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống thực tại thì mới đem lại hiệu quả cao trong cuộc sống.

(Bài làm của học sinh)

 Zaidap.com

0