27/04/2018, 15:48

Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta SBT Ngữ văn 11 tập 2

Giải câu 1, 2, 3 trang 87 SBT Ngữ văn 11 tập 2. Có thể cảm nhận được gì về tấm lòng của Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích này? ...

Giải câu 1, 2, 3 trang 87 SBT Ngữ văn 11 tập 2. Có thể cảm nhận được gì về tấm lòng của Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích này?

1. Bài tập 2, trang 88, SGK.

Có thể cảm nhận được gì về tấm lòng của Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích này?

Trả lời:

 Chú ý những điểm nổi bật nhất trong “tấm lòng” và “tầm nhìn" của Phan Châu Trinh qua bài viết:

Trước hết là thái độ căm ghét, khinh bỉ đối với những bọn quan lại, viên chức chỉ biết lo cho mình “ham quyền tước, ham bả vinh hoa”, “muốn giữ túi tham mình được đầy mãi", “vơ vét”, “rút tỉa” của dân... mà bàng quan, thờ ơ trước nỗi khổ của họ : “Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi !”. Chú ý lời văn, giọng điệu của tác giả khi nói đến hạng người này (“bọn ấy”, “lũ ăn cướp có giấy phép",...).

Nỗi lo lắng thiết tha cho vận mệnh của dân tộc trước sự sa sút về đạo đức, luân lí, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc không thực hiện được.

Ý nguyện canh tân, đổi mới theo tư tưởng dân chủ của tác giả. Qua bài viết này, phần nào hiểu đưực chí hướng chính trị của Phan Châu Trinh. Ông chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường dân chủ, khai hoá dân trí, cải cách xã hội, xoá bỏ chê độ Nam triều,...

2. Anh (chị) hiểu như thế nào quan niệm của tác giả về tầm quan trọng của luân lí xã hội qua đoạn trích về luân lí xã hội ở nước ta?

Trả lời:

Tác giả đã có một cái nhìn bao quát có tính lịch sử về luân lí xã hội từ thời Nho học cho đến xã hội phương Tây “ngày nay” để lí giải vấn đề. Các luận điểm chính có thể hiểu như sau :

Tư tưởng luân lí xã hội đã có ngay từ trong sách Nho như : “Sửa nhà trị nước rồi mới yên thiên hạ”. Nhưng ngày nay, kẻ học ra làm quan lại bỏ mất “cái chủ ý bình thiên hạ”.

Tư tưởng luân lí xã hội đang thịnh hành bên các nước châu Âu (“rất thịnh hành như thế, đã phóng đại ra như thế”), thế mà “người bên ta thì điềm nhiên như kẻ ngủ không biết gì là gì”.

Luân lí xã hội (hay có thể hiểu là công đức, tinh thần cộng đồng, tinh thần đoàn thể, tư tưởng đoàn kết,...) đưa đến sức mạnh cho cộng đồng trong xã hội : “[...] Mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến được công bình mới nghe”. Kinh nghiệm của “ông cha mình ngày xưa” cũng vậy, cho nên mới có câu : “Không ai bẻ đũa cả nắm”, “Nhiều tay làm nên bộp”.

3. Theo tác giả, vì thiếu đạo đức, luân lí nên giói quan chức (Nho học và Tây học) đã phạm những khuyết điểm nặng nề như thế nào?

Trả lời:

Tác giả, với nhân quan chính trị sắc bén, với đầu óc thực tiễn sâu sắc, đã phân tích rất thuyết phục bản chất đen tối, xấu xa của tầng lớp quan chức Nho học và Tây học cũng như tác hại của chúng đến đạo đức, tâm lí xã hội, chính trị quốc gia và vận mệnh đất nước. Có thể đi sâu vào mấy ý chính sau :

Bọn chúng sống theo lẽ sống tầm thường như “ham quyền tước, ham bả vinh hoa”, “giả dối nịnh hót”, “muốn giữ túi tham mình được đầy mãi”,...

Thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ của dân : “Dân khôn mà chi ! Dân ngu mà chi ! Dân lợi mà chi ! Dân hại mà chi ! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý !"... Chúng là “lũ ăn cướp có giấy phép”.

-  Tạo ra tâm lí ngày xưa là đua chen vào quan trường, “ngày nay” thì chạy chọt ra làm quan. Ở nông thôn cũng vậy, “nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng”,...

Theo tác giả, nguy hại nữa là cái xấu đó không được dư luận phán xét nghiêm minh : “người ngoài thì khen đắc thời”, “không ai khen chê, không ai khinh bỉ”,...

Hậu quả to lớn không chỉ là phá hoại đạo đức xã hội mà còn tổn thương đến vận mệnh dân tộc : “Ôi ! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được !”.

Sachbaitap.com

0