Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh
KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thể loại: Kí là một thể văn xuôi tự sự khá phát triển từ thời kì văn học trung đại. Tác phẩm kí thường có cốt truyện là sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thật, khai thác sự thật theo quan điểm cá nhân. Kí là thể văn xuôi tự sự có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự ...
KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thể loại: Kí là một thể văn xuôi tự sự khá phát triển từ thời kì văn học trung đại. Tác phẩm kí thường có cốt truyện là sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thật, khai thác sự thật theo quan điểm cá nhân. Kí là thể văn xuôi tự sự có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của người viết. 2. Lê Hữu Trác (1720 – 1791) là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc Yên ...
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thể loại: Kí là một thể văn xuôi tự sự khá phát triển từ thời kì văn học trung đại. Tác phẩm kí thường có cốt truyện là sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thật, khai thác sự thật theo quan điểm cá nhân.
Kí là thể văn xuôi tự sự có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của người viết.
2. Lê Hữu Trác (1720 – 1791) là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc Yên Mĩ, Hưng Yên. Thượng kinh kí sự là tập kí sự bằng chữ Hán của ông. Tập kí ghi lại chuyện tác giả lên kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm từ ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) đến ngày trở về Hương Sơn ngày 2 tháng 11 năm đó.
Tác giả đang sống cuộc sống ẩn dật ở quê mẹ (Hương Sơn, Hà Tĩnh) thì có chỉ triệu ra Kinh chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm. Tác giả miễn cưỡng lên kinh. Ông đã ghi lại cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cả những tâm sự của bản thân trên đường đi. Đến kinh, vào khám bệnh, tác giả đã ghi lại tỉ mỉ quang cảnh Kinh đô và cảnh trong phủ chúa. Ông cũng ghi lại những cuộc gặp gỡ giao du của mình với công khanh nho sĩ chốn kinh thành. Ở kinh đô ông luôn thương nhớ và mong trở về quê hương. Cuối cùng ông lên đường trở về quê nhà với tâm trạng hân hoan, ung dung. Về đến nhà được vài ngày, ông nhận được tin phủ chúa đã bị kiêu binh nổi loạn tràn vào phá phách, quan Chánh đường Hoàng Đình Bảo oai phong là thế đã bị kiêu binh giết chết.
3. Vào phủ chúa Trịnh là một đoạn trích đặc sắc của tác phẩm. Nó đã thể hiện khá đầy đủ những nét riêng trong cách viết kí của Lê Hữu Trác. Đoạn trích đã tái hiện chi tiết hành trình tác giả vào phủ Chúa để khám bệnh cho thế tử. Thế nhưng nội dung kể chuyện không đơn giản là tường thuật một cuộc khám bệnh.
Qua đoạn trích, tác giả đã tái hiện một phần bộ mặt xã hội phong kiến Việt Nam thời kì vua Lê chúa Trịnh. Triều định phong kiến nhà Lê đã đến ngày suy vong. Và chốn phủ chúa cũng đầy biểu hiện bệnh hoạn.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, tác giả đã dùng 4 lần từ thánh chỉ, ba lần chữ thánh thượng, và một lần chữ thánh thể. Các từ này được dùng chỉ chúa Trịnh Sâm (thánh chỉ, thánh thượng), và thế tử Trịnh Cán (thánh thể). Từ thánh vốn chỉ được dùng để chỉ vua, người có quyền lực cao nhất thời phong kiến. Việc dùng từ này để chỉ chúa Trịnh, tác giả đã ngầm nói rằng nhà Trịnh đã quá lộng quyền. Tác giả dùng cách nói này để mỉa mai, châm biếm chúa Trịnh và sự bù nhìn bạc nhược của nhà Lê.
2. Đội quân phục vụ trong phủ chúa Trịnh vô cùng đông đảo, từ quan Chánh đường Hoàng Đình Bảo oai phong, các vị lương y của sáu cung hai viện đến kẻ hầu người hạ, vệ sĩ, kẻ truyền tin… người đi rộn ràng đông hư mắc cửi. Sự đông đảo và nhộn nhịp của chốn phủ chúa cho thấy sự xa hoa, vượt bậc của chúa Trịnh. Một kinh thành với một cung vua một phủ chúa như thế đã gián tiếp phản ánh sự rối ren, phức tạp của xã hội Việt Nam thời vua Lê chúa Trịnh. Nó cũng cho thấy cuộc sống của nhân dân lao động dưới chế độ ấy khổ cực đến mức nào.
3. Tóm tắt lại đoạn tả cảnh tác giả vào khám cho thế tử, chú ý các chi tiết miêu tả đội quân phục vụ, khung cảnh phủ chúa những nơi tác giả đi qua, cảnh căn phòng ở của thế tử và cảnh khám bệnh. Đặc biệt chú ý đến những chi tiết miêu tả sự xa hoa quá mức của phủ chúa: cung điện, đồ dùng, cách bài trí… Đây là những chi tiết thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả.
4. Từ cổng phủ vào nơi ở của thế tử Cán, tác giả phải đi qua những nơi được canh gác rất nghiêm ngặt. Tác giả được đưa vào từ cửa sau. Trên đường vào, tác giả đã ghi lại rất cẩn thận, chi tiết khung cảnh chốn phủ chúa: qua mấy lần của rồi mới vào đến phủ, hành lang dài quanh co nối tiếp nhau, qua điếm Hậu mã, qua cửa lớn đến nhà Quyển bồng, tiếp tục qua cửa lại đến gác tía, đi qua năm sáu lần trướng gấm moiứ đén căn phòng “hương hoa ngào ngạt” của thế tử… Đó quả là một cung điện bề thế, lộng lẫy hơn cả chốn cung vua, thể hiện uy quyền vượt cả vua Lê của chúa Trịnh.
5. Thành công của đoạn trích phải kể đến giọng điệu kể chuyện rất kí sự của Lê Hữu Trác, đó là sự xen kẽ rất tự nhiên của lời kể và lời bình. Thông thường, kí là kết quả của sự kết hợp giữa tả cảnh và thể hiện tâm tư. Ở đây, tác giả chú ý nhiều đến tả cảnh, đến tường thuật sự việc. Nhưng ngay trong giọng kể có vẻ khách quan ấy đã chứa đựng những đánh giá, bình luận thể hiện thái độ của người viết. Khi tả cảnh xa hoa, đông đúc của phủ chúa, tác giả viết: Tôi nghĩ bụng: Mình vỗn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc ở trong phủ chúa là mình mới chỉ nghe nói thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chua sthực hẳn khác người thường!. Khi dự bữa cơm sáng, ông viết: Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia. Ddó là nhữung câu văn thâm thúy ẩn chứa sắc thái mỉa mai của người iết đối voiứ sự xa hoa quá mức của phủ chúa. Kí của Lê Hữu Trác là kết quả của sự quan sát tinh tế, bộc lộ thái độ một cách kín đáo nhưng sâu sắc. Đó là thể văn tự sự giàu chất trữ tình.
III. TƯ LIỆU THAM KHẢO
“… Khoảng năm Giáp Ngọ (1774), ất Mùi (1775) trong nước vô sự, Trịnh Sâm lưu ý về việc chơi đèn đuốc, thường ngự chơi các li cung ở trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy; việc xây dựng đình đài khởi làm luôn mãi. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ngự chơi cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hầu quanh bốn mặt bờ hồ, các kẻ nội thần thì đều bịt khăn, mặc áo đàn bà, dàn bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán.
Thuyền ngự đi đến đâu thì các quan hỗ tụng đại thần tùy ý ghé vào bờ mua bán các hóa vật như các cửa hàng buôn trong chợ. Cũng có lúc bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc, hay ngồi ở bóng cây bến đá nào đó, hòa vài khúc nhạc âm.
Thời ấy, phàm bao nhiêu những loài trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian đều cho thu lấy, không thiếu một thứ gì. Từng thấy lấy một cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại phải bốn người đi kèm đều cầm gươm, cầm thanh la để đốc thúc quân lính khiêng cho có điều độ. Trong phủ chúa tùy chỗ mà điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết là cái triệu bất tường! Kẻ hoạn quan cung giáp lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dậm dọa. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào lồng chim hay chậu cây. Đêm đến, các cậu trèo qua cung tường lẻn ra, sai bọn tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho (chủ nhà) cái tội đem dìm giấu các vật cung phụng để dọa dẫm lấy tiền. Nếu hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà hủy tường để khiêng ra. Các nhà giàu có bị vu cho là đem giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ hoặc đốt bỏ cây cảnh để tránh khỏi phải tai vạ. Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa trắng xóa thơm lừng, trước nhà trung đường có trồng hai cây lựu trắng và lựu đỏ kết quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta đều sai chặt đi cả, cũng là vì cớ ấy.”
(Phạm Đình Hổ – Việc cũ trong phủ chúa Trịnh)