Soạn bài Văn hiến nghìn năm
TIẾNG VIỆT 5 VĂN HIẾN NGHÌN NĂM A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 3. Ghép mỗi từ dưđi đây với lời giải nghĩa phù hợp: a. Quốc Tử Giám b. Tiến sĩ c. Văn hiến d. Chứng tích e. Văn Miếu (1) ...: truyền thông văn hoá lâu đời và tốt đẹp. (2) ...: nơi thờ những người có công mở mang giáo dục ... ...
TIẾNG VIỆT 5 VĂN HIẾN NGHÌN NĂM A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 3. Ghép mỗi từ dưđi đây với lời giải nghĩa phù hợp: a. Quốc Tử Giám b. Tiến sĩ c. Văn hiến d. Chứng tích e. Văn Miếu (1) ...: truyền thông văn hoá lâu đời và tốt đẹp. (2) ...: nơi thờ những người có công mở mang giáo dục ...
VĂN HIẾN NGHÌN NĂM
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
3. Ghép mỗi từ dưđi đây với lời giải nghĩa phù hợp:
a. Quốc Tử Giám |
b. Tiến sĩ |
c. Văn hiến |
d. Chứng tích |
e. Văn Miếu |
(1) ...: truyền thông văn hoá lâu đời và tốt đẹp.
(2) ...: nơi thờ những người có công mở mang giáo dục thời xưa.
(3) ...: trường học cao cấp thời xưa, đặt ở khu vực Văn Miếu.
(4) ...: ở đây chỉ người đỗ cao trong kì thi quốc gia thời xưa (thi Hội).
(5) ...: vết tích hay hiện vật còn lưu lại làm chứng cho một sự việc đã qua.
Gợi ý:
3. a - (3); b - (4); c - (1); d - (5); e - (2).
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, du khách ngạc nhiên vì điều gì? Dựa vào bài đọc, em chọn ý đúng để trả lời:
a) Vì biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
b) Vì biết rằng từ năm 1075, Việt Nam đã mở khoa thi tiến sĩ, đã có truyền thống văn hoá lâu đời.
c) Vì thấy Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ rất lâu và rất to lớn, tráng lệ.
2) Triều đại nào tể chức nhiều khoa thi nhất?
3) Trều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
4) Câu văn cuối bài muốn nói với chúng ta điều gì?
Em chọn ý đúng để trả lời:
a) Từ năm 1442 đến năm 1779, nước ta đã tổ chức thi cử rất có quy củ.
b) Văn Miếu — Quốc Tử Giám cho thấy Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời.
c) Trong 10 thế kỉ, chúng ta đã có gần 3000 tiến sĩ.
Gợi ý:
1) Đến thăm Văn Miếu — Quốc Tử Giám, du khách ngạc nhiên vì nước ta đã mở khoa thi từ năm 1075, cách đây 10 thế kỉ. (Câu b).
2) Triều Lê tổ chức nhiều khoa thi nhất.
3) Trều Lê có nhiều tiến sĩ nhất.
4) b
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc bài Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc và ghi vào vở.
a) Thư gửi các học sinh: ...
b) Việt Nam thân yêu: ...
Gợi ý:
a) nước nhà, cơ đồ, non sông.
b) đất nước, quê hương.
2. Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
Gợi ý:
giang sơn, nước non, sơn hà.
3. Trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng quốc (với nghĩa là nước).
M: Tổ quốc
Gợi ý:
quốc kì, quốc ca, quốc tế, liên hiệp quốc, quốc hội, quốc phòng, quốc huy.
4. Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây và chép vào vở.
a) Quê hương
b) Quê mẹ
c) Quê cha đất tổ
d) Nơi chôn rau cắt rốn
M: Dù đi đâu xa, những người dân quê tôi vẫn luôn nhớ về mảnh đất què cha đất tổ của mình.
Gợi ý:
Quê hương em có ruộng đồng bát ngát, cò bay thẳng cánh.
5. Ghi vần của từng tiếng được in đậm ở trên vào mô hình cấu tạo vần dưới đây (SGK/26, 27).
Tiếng |
Vần |
||
M: Nguyên |
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
u |
yê |
n |
Gợi ý:
Tiếng |
Vần |
||
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
|
Trạng |
|
a |
ng |
nguyên |
u |
yê |
n |
Nguyễn |
u |
yê |
n |
Hiền |
|
iê |
n |
khoa |
0 |
a |
|
thi |
|
i |
|
làng |
|
a |
ng |
Mộ |
|
ô |
|
Trạch |
|
a |
ch |
huyện |
u |
yê |
n |
Bình |
|
i |
nh |
Giang |
|
a |
ng |
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Nói với người thân những điều em biết về Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Gợi ý:
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 dưới đời vua Lý Thánh Tông, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc nơi đây bao gồm hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám. Đây là nơi thờ Khổng Tử và là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Từ ngoài vào trong lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học.
Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước; đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc, là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước khi thi.
2. Tìm đọc những câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của nước ta.
Gợi ý
Các anh hùng, danh nhân của nước ta:
Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh.