Soạn bài Tự tình II – Hồ Xuân Hương
Câu 1: Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả trong 4 câu thơ đầu là: Với thời gian là vào đêm khuya, trong một không gian vắng lặng, tĩnh mịch và vô cùng trống trải, mênh mông (nghệ thuật lấy động tả tĩnh: “văng vẳng trống canh dồn” cho thấy sự trôi đi của thời gian, nó đi qua để ...
Câu 1: Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả trong 4 câu thơ đầu là:
Với thời gian là vào đêm khuya, trong một không gian vắng lặng, tĩnh mịch và vô cùng trống trải, mênh mông (nghệ thuật lấy động tả tĩnh: “văng vẳng trống canh dồn” cho thấy sự trôi đi của thời gian, nó đi qua để lại bao sự luyến tiếc và không ngờ cho con người). Thời gian và không gian như vậy càng dễ gợi tâm trạng cho tác giả.
Trong hoàn cảnh đó mà lòng người ở đây được diễn tả một cách vô cùng đơn côi và lẻ loi “trơ”. Từ “Trơ” đi liền với “cái hồng nhan” (đảo ngữ) đã càng làm lộ rõ vẻ xót xa, bẽ bàng. Đồng thời, tác giả sử dụng hinh ảnh đối lập, tương phản: Cái hồng nhan (nhỏ bé - hữu hạn) >< nước non (to lớn - vô hạn) để càn cho thấy sự cô đơn, lẻ loi của người con gái. Không chỉ vậy, Hồ Xuân Hương còn khéo léo lồng chữ “cái- hồng nhan” để cho thấy sự mỉa mai, rẻ rúng, tủi hờn của người con gái. Đứng trước một hoàn cảnh như vậy, tác giả đã vẽ lên bức tranh tâm trạng vô cùng cô đơn, buồn đau, bẽ bàng và vừa mỉa mai nhưng cũng lại vừa chua chát, xót xa.
Sang đến hai câu thực càng cho thấy rõ tâm trạng của tác giả. “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh” gợi lên cái vòng lẫn quẩn: càng buồn, càng chú ý, càng cảm nhận ra nỗi đau thân phận. Hương rượu làm say hương tình, chúng hoà quyện vào nhau khiến tác giả như đan xoay vòng vòng trong mớ tâm trạng hỗn độn, đắng chát và khổ đau. Tác giả càng muốn thoát ra thì lại càng dễ bị quấn vào. Rượu, tình đều đem lại sự cay nồng, đắng chát cho Xuân Hương với nỗi sầu duyên phận.
Ngoại cảnh đã đi vào tâm cảnh, tâm cảnh tràn ra, ngấm vào cảnh vật: đêm đen, trăng khuyết… đã vắng lặng lại còn cô đơn, trơ trọi. Từ đó cho thấy sự đồng nhất giữa cảnh và người, trăng “bóng xế” mà vẫn “ chưa tròn”; người “say lại tỉnh”, đã “trơ” mà vẫn cô đơn. Giữa trăng và người như có sự đồng nhất và thấu cảm, xót thương cho thân phận hẩm hiu của người phụ nữ. Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh: trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn - tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn.
Câu 2:
Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 đã góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận người con gái.
+ Biện pháp đảo ngữ (vị ngữ lên trước chủ ngữ): “xiên ngang mặt đất” lên trước “rêu từng đám” và “đâm toạc chân mây” lên trước “đá mấy hòn” => câu thơ đặc sắc và sắc sảo hơn đồng thời như mang theo niềm phẫn uất của con người cũng như chính nhà thơ
+ Ngoài ra các động từ “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ thể hiện sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của nhà thơ.
+ Hình ảnh: rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình. Niềm phẫn uất của thân phận đất đá , cỏ cây sự phản kháng của tác giả muốn bứt phá rào cản để tự tìm hạnh phúc. Khẳng định sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương.
⟹ Tạo nên những hình ảnh miêu tả sinh động, căng đầy sức sống trong những tình huống bi thảm nhất để thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhà thơ: gắng gượng vươn lên
Câu 3:
Hai câu kết chính là tâm trạng của tác giả về duyên phận, về tình yêu. Đọc đến giọng điệu của hai câu kết, mọi thứ như trùng xuống, ủ dột và bất lực.
“Ngán” chỉ một tâm trạng chán trường, thất vọng vì mọi cố gắng đều vô ích, cái vọng luẩn quẩn nó vẫn cứ liên hồi luân phiên diễn ra mà chẳng có cách nào thay đổi được. Cụm từ “xuân đi xuân lại lại” của tạo hóa chính vòng lẩn quẩn: xuân của đất trời có 1 lần trong năm và được tuần hoàn nhưng còn mùa xuân của con người thì chỉ có duy nhất 1 lần trong đời mà thôi. Một khi đã ra đi thì sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ.
Nghệ thuật tăng tiến “mảnh tình - san sẻ - tí - con con” nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, chỉ sự ít ỏi, sẻ chia trong hạnh phúc cuộc đời Hồ Xuân Hương làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn. Một “mảnh tình” đã vô cùng nhỏ bé rồi nhưng lại phải san sẻ để chỉ còn “tí con con”. Một cuộc tình duyên không trọn vẹn của người phụ nữ hoặc Hồ Xuân Hương cũng ám chỉ hoàn cảnh éo le của những người phụ nữ phải chịu cảnh làm thê thiếp nhỏ bé, phải tranh giành, sẻ chia tình yêu của mình cho người phụ nữ khác.
Tác giả vừa đau buồn vừa thách thức duyên phận, dù đã gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
Câu 4:
Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phận, vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương, điều đó được thể hiện:
- Bi kịch:
+qua những hình ảnh đối:
Cái hồng nhan >< nước non
Đêm khuya >< trơ cái hồng nhan
+ chi tiết: đưa say lại tỉnh, trăng bóng xế khuyết chưa tròn, xuân đi xuân lại lại, mảnh tình san sẻ tí con con
ð Tác giả đau buồn, phẫn uất trước duyên phận hẩm hiu, lỡ làng mà phải chia sẻ tình yêu thiêng liêng
- Khát vọng qua 2 câu luận:
“Xiên ngang mặt đấy…đá mấy hòn”
Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương đã dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh.
+ hình ảnh vừa gợi hình, vừa gợi tả tâm trạng: đêm khuya, trống canh, cái hồng nhan, vầng trăng, xuân, mảnh tình,…
+ Các động từ: dồn, trơ, xế, đâm toạc, xiên ngang, đi, lại lại, san sẻ...,
+ Các tính từ: say, tỉnh, khuyết, tròn, con con…
Các từ ngữ này có khả năng biểu lộ chính xác và tinh tế trạng thái tâm trạng của tác giả. Đó dù là sự sự cô đơn, dù à hoàn cảnh không được tốt đẹp, duyên phận hẩm hiu những ở tác giả vẫn luôn là khát khao được sống, được hạnh phúc.
Luyện tập:
+ Giống nhau:
- Sử dụng thơ Nôm đường luật
- Mượn cảm thức về thời gian để thể hiện tâm trạng. Điều đó được thể hiện qua kết cấu vòng tròn của hai bài thơ: mở đầu bằng thời gian và kết thúc cũng là thời gian.
- Đều sử dụng nhiều hệ thống từ loại phong phú, đặc tả, giá trị biểu cảm cao: văng vẳng, trở, cái hồng nhan, ngán, tí con con, oán hận, rền rĩ, mõm mòn, già tom…
=> Cả hai bài đều là lời tự bạch, tự trải lòng mình của Hồ Xuân Hương. Tâm trạng trong hai bài thơ đều cùng nói lên duyên phận của người phụ nữ trong xã hội xưa
+ Khác nhau:
- Bài I: nỗi oán hận, nỗi sầu thảm bởi đến duyên mà chẳng gặp duyên, duyên chín mõm mòm mà vẫn lay lắt chẳng người đoái hoài. Dẫu vậy, vãn còn có chút hi vọng, vẫn còn niềm tin và sự ngạo nghễ để khẳng định "thân này đâu đã chịu gì tom".
- Bài II: Bi kịch duyên phận muôn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Chính vì thế bi kịch như được nhân lên, phẫn uất hơn. Nỗi chán ngán, chua chát bẽ bàng vì có cũng như không. Đã có duyên, cái trái chín mõm đã được hái nhưng gắng gượng giữ duyên tình mà nó ít ỏi quá. Kết bài thơ, có bản lĩnh mấy Hồ Xuân Hương cũng không thể dấu được nỗi chán ngán vô cùng.
Zaidap.com