Soạn bài từ đồng nghĩa
Soạn bài từ đồng nghĩa I. Hướng dẫn tìm hiểu phần bài học 1. Từ đồng nghĩa Câu 1. Từ đồng nghĩa với từ rọi: chiếu, soi Câu 2: từ đồng nghĩa với trừ trông: có nhiều nghĩa. Nghĩa 1: nhìn để nhận biết: nhìn, ngó, xem Nghĩa 2: đợi chờ điều gì đấy: mong, hi vọng, ngóng Nghĩa 3: giữ gìn cho yên ổn: chăm ...
Soạn bài từ đồng nghĩa I. Hướng dẫn tìm hiểu phần bài học 1. Từ đồng nghĩa Câu 1. Từ đồng nghĩa với từ rọi: chiếu, soi Câu 2: từ đồng nghĩa với trừ trông: có nhiều nghĩa. Nghĩa 1: nhìn để nhận biết: nhìn, ngó, xem Nghĩa 2: đợi chờ điều gì đấy: mong, hi vọng, ngóng Nghĩa 3: giữ gìn cho yên ổn: chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ. 2. Các loại từ đồng nghĩa. Câu 1. So sánh nghĩa của từ “quả” và nghĩa của từ “trái” - Quả mơ chua và trái xoài ...
I. Hướng dẫn tìm hiểu phần bài học
1. Từ đồng nghĩa
Câu 1. Từ đồng nghĩa với từ rọi: chiếu, soi
Câu 2: từ đồng nghĩa với trừ trông: có nhiều nghĩa.
Nghĩa 1: nhìn để nhận biết: nhìn, ngó, xem
Nghĩa 2: đợi chờ điều gì đấy: mong, hi vọng, ngóng
Nghĩa 3: giữ gìn cho yên ổn: chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ.
2. Các loại từ đồng nghĩa.
Câu 1. So sánh nghĩa của từ “quả” và nghĩa của từ “trái”
- Quả mơ chua và trái xoài xanh - > hai từ này có nghĩa hoàn toàn giống nhau. Từ quả: là từ toàn dân. Từ trái: là từ địa phương (Nam Bộ).
- Hai từ này có thể hoán đổi vị trí cho nhau.
Câu 2. Nhận xét nghĩa của hai từ: bỏ mạng và hi sinh.
- Giống nhau: nói về cái chết của con người.
- Khác nhau:
+ Bỏ mạng: cái chết vô ích, mang sắc thái coi thường, khinh bỉ.
+ Hi sinh: cái chết cao đẹp, vì lí tưởng, mang sắc thái kính trọng.
3. Sử dụng từ đồng nghĩa.
Câu 1. Thay thế các từ đồng nghĩa “quả” và “trái”, “bỏ mạng” và “hi sinh” vào các vị trí hoán đổi, ta nhận thấy:
- Từ quả và trái hoàn toàn hoán đổi vị trí không làm thay đổi nội dung và sắc thái biểu cảm:
Đem về nấu “trái” mơ chua trên rừng
Con chim xanh ăn “quả” xoài xanh
- Từ bỏ mạng và hi sinh không thể hoán đổi được vị trí cho nhau vì sự thay đổi sẽ làm cho câu văn thay đổi về sắc thái ý nghĩa và không đúng với nội dung hiện thực.
- Nhận xét: không phải từ đồng nghĩa nào cũng thay thế được cho nhau, phải phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
Câu 2. Đoạn trích trong “Chinh phụ ngâm” lấy tiêu đề là “Sau phút chia li: mà không phải là “Sau phút chia tay” là vì:
- Sau phút chia tay: cảm giác bình thường, không thể hiện sắc thái biểu cảm.
- Sau phút chia li: từ Hán Việt tạo nên sự trang trọng, biểu hiện sự đau đớn và nỗi sầu chất chứa trong lòng kẻ ở người đi.
II. Luyện tập
Câu 1. Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau:
Gan dạ - > dũng cảm
Nhà thơ - > thi sĩ
Mổ xẻ - > phân tích
Của cải - > tài sản
Nước ngoài - > ngoại quốc
Chó biển - > hải cẩu
Đòi hỏi - > yêu cầu
Năm học - > niên khóa
Loài người - > nhân loại
Thay mặt - > đại diện.
Câu 2. Tìm từ gốc Ấn – Âu đồng nghĩa với các từ sau đây.
Hướng dẫn:
Máy thu thanh - > ra – đi – ô
Xe hơi - > ô – tô
Sinh tố - > vi – ta – min
Dương cầm - > pi – a – nô.
Câu 3. Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân.
Cách từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân.
Từ địa phương |
Từ toàn dân |
Mè |
Vừng |
Đậu phụng |
Lạc |
Hùm |
Hổ |
Lội bộ |
Đi bộ |
Xe đò |
Xe khách |
Tía, thầy |
Cha |
Má, u, bầm |
Mẹ |
Mệ |
Bà |
Cươi |
Sân |
Nác |
Nước |
Bà xã |
Vợ |
Câu 4. Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu sau.
Từ trong câu |
Từ thay thế |
Món quà anh gửi, tôi đã “đưa” tận tay chị ấy rồi |
Trao |
Bố tôi “đưa” khách ra đến cổng rồi mới trở về |
Tiễn |
Cậu gặp khó khăn một tí đã “kêu” |
Phàn nàn, than thở |
Anh đừng làm thế người ta “nói” cho đấy |
Phê bình, dị nghị |
Cụ ốm nặng đã “đi” hôm qua rồi |
Mất, qua đời |
Câu 5.
- Ăn, chén, xơi.
+ Giống nhau: đều diễn tả hành động đưa thức ăn vào cơ thể.
+ Khác nhau:
Ăn: nghĩa bình thường, dùng được nhiều trong văn cảnh
Xơi: thường dùng trong lời mời nhiều hơn
Chén: thiên về thú vui, ý nghĩa thông tục
- Cho, tặng, biếu
+ Giống nhau: đều có ý trao cho ai một vật gì đấy.
+ Khác nhau:
Cho: sắc thái biểu cảm bình thường, thân mật
Tặng: thể hiện sự long trọng, có ý nghĩa cao quý
Biếu: thể hiện sự tôn trọng, nhưng xa cách.
- Yếu đuối, yếu ớt:
+ Giống nhau: có ý nghĩa diễn tả sức lực kém dưới mức bình thường.
+ Khác nhau:
Yếu đuối: trạng thái thiếu sức lực, khó có thể chịu đựng được khó khăn, thử thách.
Yếu ớt: yếu đến mức sức lực hoặc tác dụng coi như không đáng kể.
- Xinh, đẹp.
+ Giống nhau: nói về hình thức hoặc phẩm chất đem lại sự hứng thú cho người ta ưa nhìn ngắm hoặc thán phục.
+ Khác nhau:
Xinh: có những nét đáng yêu làm người ta chú ý.
Đẹp: đạt đến sự hoàn hảo khiến người ta thán phục.
- Tu, nhấp, nốc
+ Giống nhau: chỉ hành động đưa nước vào cơ thể (uống một thứ gì đó)
+ Khác nhau:
Tu: uống nhanh, nhiều và liền một mạch.
Nhấp: uống từ từ, chậm rãi, từng ít một
Nốc: uống nhiều và hết ngay tức khắc một cách thô tục.
Câu 6. Chọn từ thích hợp điền vào các câu dưới đây:
- Thành tích, thành quả
+ Thế hệ mai sau sẽ được hưởng “thành quả” của công cuộc đổi mới hôm nay.
+ Trường ta đã lập nhiều “thành tích” để chào mừng ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9.
- Ngoan cố, ngoan cường.
+ Bọn địch “ngoan cố” chống cự đã bị quân ta tiêu diệt.
+ Ông ta đã “ngoan cường” giư vững chí khí cách mạng.
- Nhiệm vụ, nghĩa vụ.
+ Lao động là “nghĩa vụ” thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi người.
+ Thầy hiểu trượng đã giao “nhiệm vụ” cụ thể cho lớp em trong đợt tuyên truyền phòng chống ma túy.
- Giữ gìn, bảo vệ.
+ Em Thúy luôn luôn “giữ gìn” quần áo sạch sẽ.
+ “Bảo vệ” Tổ quốc là sứ mệnh của quân đội.
Câu 7.
- Đối xử, đối đãi.
+ Nó đối đãi / đối xử tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.
+ Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó với trẻ em.
- Trọng đại, to lớn.
+ Cuộc cách mạng tháng Tám có ý nghĩa trọng đại / to lớn đối với vận mệnh của dân tộc.
+ Ông ta có thân hình to lớn như hộ pháp.
Câu 8.
- Tôi chỉ mong ước có một cuộc sống “bình thường” như mọi người thế là đủ rồi.
- Anh ta là một kẻ “tầm thường”
- Sau bao nhiêu năm dày công khổ luyện, tôi đã đạt được ‘kết quả’’ như ý.
- Cơn bão số 8 đã để lại những ‘hậu quả’’ nặng nề về mặt kinh tế.
Câu 9. Chữa các từ dùng sai trong cách câu dưới đây.
- Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng thụ. (hưởng lạc - > hưởng thụ)
- Trong xã hội ta, không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ đùm bọc cho người khác. (bao che - > đùm bọc)
- Câu tục ngữ ‘Ăn quả nhớ kẻ trồng cây’’ đã giáo dục cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh. (giảng dạy - > giáo dục)
- Phòng tranh có trưng bày nhiều bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng. (trình bày - > trưng bày).