Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy lớp 10 ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn Như ở các lớp dưới, các em đã được học một số truyền thuyết như: con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, … và trong năm học lớp 10 này, các em sẽ được tìm hiểu một truyền thuyết ...
Hướng dẫn soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn Như ở các lớp dưới, các em đã được học một số truyền thuyết như: con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, … và trong năm học lớp 10 này, các em sẽ được tìm hiểu một truyền thuyết khác, đó là Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Đây là truyền thuyết được gắn liền với một sự kiện lịch sử nước ta có thật. Truyện kể về nước ta thời kì Âu Lạc do An Dương Vương trị vì. Nhưng do bi kịch tình tình yêu của đứa con gái Mị Nương đã đẩy An Dương Vương vào tình thế mất nước. Để tìm hiểu rõ hơn về văn bản này, trong bài viết này Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy trong chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Câu 1: Trả lời: Những chi tiết liên quan đế nhân vật An Dương Vương: - Xây thành nhiều lần thất bại. - Được Rùa thần giúp xây thành và chế tạo nỏ thần. - Đánh bại quân xâm lược của Triệu Đà lần thứ nhất. - Chủ quan khi Triệu Đà lần thứ hai kéo quân sang đánh. - Mất nước, An Dương Vương đã chém chết con gái Mị Châu. a. An Dương Vương được thần linh giúp đỡ bởi: - Ông ý thức được việc xây thành, cai quản đất nước. - Ông cần vũ khí để khi cần chống giặc ngoại xâm. Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian đánh giá An Dương Vương là một ông vua có tài, biết nhìn xa trông rộng. b. Sự mất cảnh giác của An Dương Vương được biểu hiện: - Chấp nhận gả con gái cho Trọng Thủy => đồng nghĩa chấp nhận thông gia với Triệu Đà. - Khi Triệu Đà kéo quân sang đánh lần thứ 2, ông chủ quan cứ nghĩ như lần trước sẽ lấy nỏ thần để uy hiếp quân địch, và nhận thất bài đau đớn. c. Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái, … nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm đối với An Dương Vương và việc mất nước, đó là: An Dương Vương đã đặt lợi ích của quốc gia lên trên gia đình, minh chứng điều này là việc ông tự tay chém đầu con gái. Song bên cạnh đó, cũng phê phán lỗi chủ quan của ông nên dẫn đến việc mất nước vào tay giặc. Câu 2: Trả lời:Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần, chúng ta đồng ý Mị Châu rất đáng trách, là nguyên nhân chính dẫn đến vua An Dương Vương thất bại, nhưng xét cho cùng Mị Châu vẫn rất đáng thương, ngây thơ, khờ dại. Bởi nàng hoàn toàn tin tưởng người chồng Trọng Thủy của mình. Câu 3: Trả lời:Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, bị vua cha chém đầu, nhưng máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Chi tiết hư cấu trên, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm đối với nhân vật Mị Châu: Tội lớn của Mị Châu là tiếp tay cho giặc đã được phán xử bằng cái chết của nàng. Nhưng các chi tiết máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch như muốn xóa “nỗi oan” mà nàng phải gánh chịu. Qua đó truyện muốn gửi gắm, nhắn nhỉ đến thế hệ trẻ cần phải biết nhận thức, giải quyết mối quan hệ giữa tình nhà và nghĩa nước, giữa cái chung với cái riêng. Câu 4: Trả lời:Thủ phạm trực tiếp gây ra thất bại của nước Âu Lạc chính là Trọng Thủy. Đối với quốc gia và Triệu Đà, Trọng Thủy đã làm tròn trách nhiệm của mình khi giúp vua cha đánh bại Âu Lạc. Với khía cạnh này, Trọng Thủy là một kẻ thù dân tộc. Tuy nhiên hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” lại mang đến một hướng suy nghĩ khác. Hình ảnh này như muốn chứng minh sự trong trắng của nàng Mị Châu và sự hối hận của Trọng Thủy. Rõ ràng Trọng Thủy cũng phải tìm đến cái chết như là cách chuộc lỗi lầm của mình đã khiến Mị Châu phải chết. Song bên cạnh đó hình ảnh rửa ngọc trai ở giếng lại càng sáng đẹp hơn như thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhân dân Việt. Câu 5: Trả lời:Cốt lõi lịch sử của truyện đó là đất nước Âu Lạc trị vì vua An Dương Vương, xây thành kiên cố, vững chãi và có vũ khí mạnh để chống trả giặc ngoại xâm. Nhưng về sau phải thất bại dưới tay của quân Triệu Đà. Và những hình ảnh được nhân dân thần kì hóa đó là việc Rùa Thần giúp xây thành, chế nỏ thần, ngọc trai – giếng nước, … Những chi tiết thần kì, hư cấu đó đã làm cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động và lôi cuốn người xem. Trên đây là bài soạn Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy, qua truyền thuyết này các em có thể thấy được tinh thần yêu nước và lòng tự trọng của nhân dân ta, song qua đó truyện cũng muốn nhắn nhủ chúng ta không nên chủ quan để làm hỏng cả cơ sự. Hi vọng qua bài soạn trên đã giúp các em nắm rõ được nội dung cũng như giá trị của tác phẩm. Chúc các em học tốt. Xem thêm: Soạn bài Văn bản lớp 10 ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọnNhư ở các lớp dưới, các em đã được học một số truyền thuyết như: con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, … và trong năm học lớp 10 này, các em sẽ được tìm hiểu một truyền thuyết khác, đó là Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Đây là truyền thuyết được gắn liền với một sự kiện lịch sử nước ta có thật. Truyện kể về nước ta thời kì Âu Lạc do An Dương Vương trị vì. Nhưng do bi kịch tình tình yêu của đứa con gái Mị Nương đã đẩy An Dương Vương vào tình thế mất nước. Để tìm hiểu rõ hơn về văn bản này, trong bài viết này Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy trong chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn, dễ hiểu.
Câu 1:
Trả lời:
Những chi tiết liên quan đế nhân vật An Dương Vương:
- Xây thành nhiều lần thất bại.
- Được Rùa thần giúp xây thành và chế tạo nỏ thần.
- Đánh bại quân xâm lược của Triệu Đà lần thứ nhất.
- Chủ quan khi Triệu Đà lần thứ hai kéo quân sang đánh.
- Mất nước, An Dương Vương đã chém chết con gái Mị Châu.
a. An Dương Vương được thần linh giúp đỡ bởi:
- Ông ý thức được việc xây thành, cai quản đất nước.
- Ông cần vũ khí để khi cần chống giặc ngoại xâm.
Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian đánh giá An Dương Vương là một ông vua có tài, biết nhìn xa trông rộng.
b. Sự mất cảnh giác của An Dương Vương được biểu hiện:
- Chấp nhận gả con gái cho Trọng Thủy => đồng nghĩa chấp nhận thông gia với Triệu Đà.
- Khi Triệu Đà kéo quân sang đánh lần thứ 2, ông chủ quan cứ nghĩ như lần trước sẽ lấy nỏ thần để uy hiếp quân địch, và nhận thất bài đau đớn.
c. Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái, … nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm đối với An Dương Vương và việc mất nước, đó là:
An Dương Vương đã đặt lợi ích của quốc gia lên trên gia đình, minh chứng điều này là việc ông tự tay chém đầu con gái. Song bên cạnh đó, cũng phê phán lỗi chủ quan của ông nên dẫn đến việc mất nước vào tay giặc.
Câu 2:
Trả lời:
- Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần, chúng ta đồng ý Mị Châu rất đáng trách, là nguyên nhân chính dẫn đến vua An Dương Vương thất bại, nhưng xét cho cùng Mị Châu vẫn rất đáng thương, ngây thơ, khờ dại. Bởi nàng hoàn toàn tin tưởng người chồng Trọng Thủy của mình.
Câu 3:
Trả lời:
- Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, bị vua cha chém đầu, nhưng máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Chi tiết hư cấu trên, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm đối với nhân vật Mị Châu: Tội lớn của Mị Châu là tiếp tay cho giặc đã được phán xử bằng cái chết của nàng. Nhưng các chi tiết máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch như muốn xóa “nỗi oan” mà nàng phải gánh chịu.
- Qua đó truyện muốn gửi gắm, nhắn nhỉ đến thế hệ trẻ cần phải biết nhận thức, giải quyết mối quan hệ giữa tình nhà và nghĩa nước, giữa cái chung với cái riêng.
Câu 4:
Trả lời:
- Thủ phạm trực tiếp gây ra thất bại của nước Âu Lạc chính là Trọng Thủy. Đối với quốc gia và Triệu Đà, Trọng Thủy đã làm tròn trách nhiệm của mình khi giúp vua cha đánh bại Âu Lạc. Với khía cạnh này, Trọng Thủy là một kẻ thù dân tộc.
- Tuy nhiên hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” lại mang đến một hướng suy nghĩ khác. Hình ảnh này như muốn chứng minh sự trong trắng của nàng Mị Châu và sự hối hận của Trọng Thủy. Rõ ràng Trọng Thủy cũng phải tìm đến cái chết như là cách chuộc lỗi lầm của mình đã khiến Mị Châu phải chết.
- Song bên cạnh đó hình ảnh rửa ngọc trai ở giếng lại càng sáng đẹp hơn như thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhân dân Việt.
Câu 5:
Trả lời:
- Cốt lõi lịch sử của truyện đó là đất nước Âu Lạc trị vì vua An Dương Vương, xây thành kiên cố, vững chãi và có vũ khí mạnh để chống trả giặc ngoại xâm. Nhưng về sau phải thất bại dưới tay của quân Triệu Đà.
- Và những hình ảnh được nhân dân thần kì hóa đó là việc Rùa Thần giúp xây thành, chế nỏ thần, ngọc trai – giếng nước, … Những chi tiết thần kì, hư cấu đó đã làm cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động và lôi cuốn người xem.
Trên đây là bài soạn Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy, qua truyền thuyết này các em có thể thấy được tinh thần yêu nước và lòng tự trọng của nhân dân ta, song qua đó truyện cũng muốn nhắn nhủ chúng ta không nên chủ quan để làm hỏng cả cơ sự. Hi vọng qua bài soạn trên đã giúp các em nắm rõ được nội dung cũng như giá trị của tác phẩm. Chúc các em học tốt.
Xem thêm: