Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
1. Dựa theo cốt truyện, tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. Chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương : - Vua An Dương Vương xây thành, làm nỏ thần được Rùa Vàng giúp đỡ: “ Vua An Dương Vương nước Âu Lạc, họ Thục tên Phán ... bèn xin hòa ”. - Vua ...
1. Dựa theo cốt truyện, tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương.
Chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:
-Vua An Dương Vương xây thành, làm nỏ thần được Rùa Vàng giúp đỡ: “Vua An Dương Vương nước Âu Lạc, họ Thục tên Phán ... bèn xin hòa”.
- Vua gả con gái cho Triệu Đà.
- Quân Đà sang đánh, vua vẫn điềm nhiên, khi lấy nỏ thần ra bắn thì không kịp, nước mất.
- Vua chém Mị Châu, rồi rẽ xuống nước.
a) Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua?
- Do An Dương Vương lập đàn trai giới cầu thần linh nhờ giúp việc xây thành.
- Qua đây dân gian muốn ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc.
b) Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiện như thế nào?
- Thứ nhất, vua cho con gái lấy con trai của kẻ thù.
- Thứ hai, khi quân giặc tiến đánh lại mất cảnh giác ngồi ung dung đánh cờ, ỷ vào nỏ thần nên mất nước
c) Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái... nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc?
Nhân dân muốn gửi gắm lòng kính trọng đối với thái độ dũng cảm, sự dứt khoát phân biệt việc nước, việc nhà, giữa kẻ thù và tình thân của An Dương Vương, phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, là lời giải thích lí do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau bị mất nước.
2. Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần, có hai cách đánh giá. Ý kiến riêng của anh (chị) như thế nào?
Mị Châu đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần chứng tỏ lòng tin tưởng tuyệt đối của nàng dành cho chồng. Xét về tình cảm vợ chồng trong gia đình, nếu như vợ chồng không tin tưởng nhau thì khó có thể sống thuận hòa, vui vẻ. Nếu Mị Châu không cho Trọng Thủy xem nỏ thần chứng tỏ nàng còn nghi ngờ lòng chung thủy, cũng như lòng lòng tin của chàng vào mối quan hệ hòa bình giữa hai quốc gia.
3. Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn nhắn gửi điều gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau?
Thái độ và tình cảm của nhân dân đối với nhân vật Mị Châu:
-Để Rùa Vàng kết tội, bị vua cha chém đầu nhân dân ta đã nghiêm khắc trừng trị tội ác của kẻ bán nước, nối giáo cho giặc dù đó là vô tình hay cố ý. Điều này xuất phát từ truyền thống yêu nước, lòng tha thiết với độc lập tự do.
-Để máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch nhân dân đã chứng minh tấm lòng trong sạch của Mị Châu khi không cố tình để lộ cơ mật quốc gia cho giặc. Qua đây, cũng thể hiện sự bao dung, vị tha của nhân dân ta với lỗi lầm của Mị Châu.
Nhân dân muốn nhắn gửi đến thế hệ trẻ: Trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nước với nhà, giữa việc chung với việc riêng, giữa cá nhân với cộng đồng cần tỉnh táo, riêng tư phân minh để giải quyết các mối quan hệ được trọn vẹn, hòa thuận.
4. Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của Mị Châu. Vậy anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai –giếng nước”?
Hình ảnh “ngọc trai –giếng nước” là hình ảnh của Mị Châu và Trọng Thủy, hình ảnh minh chứng cho tình cảm thủy chung của hai người. Hình ảnh “giếng nước” là sự chứng nhận cho sự hóa giải tội lỗi, cho sự hối hận của Trọng Thủy.
5. Từ những điều đã phân tích, anh (chị) hãy cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử” của truyện và cốt lõi lịch sử đó đã được dân gian thần kì hóa như thế nào?
- “Cốt lõi lịch sử” của truyện: nước Âu Lạc thời An Dương Vương được dựng lên, có thành cao, hào sâu, vũ khí đủ mạnh để chiến quân xâm lược Triệu Đà, sau đó lại để mất nước vào tay Triệu Đà, và Cao Lỗ là người sáng chế ra nỏ thần – chính là nỏ Liên Châu.
- “Cốt lõi lịch sử” được dân gian thần kì hóa : nhân vật Rùa Vàng xuất hiện thần kì hóa chiến công xây thành, chế nỏ của dân tộc ta. Mối tình Mị Châu và Trọng Thủy được thần kì hóa để giải thích cho việc mất nước, nhằm giảm bớt nỗi đau. Chi tiết Mị Châu và Trọng Thủy hóa ngọc trai và giếng nước nhằm thể hiện sự trong sạch của Mị Châu và lòng chung thủy của Trọng Thủy.
LUYỆN TẬP
1. Có hai cách đánh giá như sau:
a) Trọng Thủy chỉ là một kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối.
b) Giữa Mị Châu và Trọng Thủy có tình yêu thủy chung và hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó.
Anh (chị) hãy trình bày ý kiến riêng của mình.
Trọng Thủy là người có tình yêu thực sự với Mị Châu khi đã tử tự theo vợ của mình, trong khi đãng lẽ chàng đã hưởng hạnh phúc mới với vinh hoa phú quý. Nhờ tình yêu với Mị Châu mà chàng hóa thành “giếng nước” mà chết. Từ đây, mối tình ấy được lưu truyền đến ngàn đời sau.
2. An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên điều gì trong đạo lí truyền thống của dân tộc ta?
Cách xử lí này phù hợp với đạo lí truyền thống của dân tộc ta. Đó là sự bao dung đối với những đứa con của dân tộc đã trót có thời lầm lỡ gây tai họa cho nhân dân, nhưng về sau đã biết hối hận và chịu hình phạt xứng đáng.
3. Tìm hiểu số bài thơ viết về Mị Châu – Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
Mị Châu – Trọng Thủy
(Tản Đà)
Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương
Vuốt rùa chàng đổi máy
Lông ngỗng thiếp đưa đường
Thề nguyền phu phụ
Lòng nhi nữ
Việc quân vương
Duyên nọ tình kia dở dở dang!
Nệm gấm vó câu
Trăm năm giọt lệ
Ngọc trai nước giếng
Nghìn thu khói nhang
Khi quay lại chém con sau yên ngựa
An Dương Vương, người đã nghĩ suy gì?
Hay cùng đường, ai cũng là giặc giã
Và nghe lời mách bảo của Kim Quy.
Mị Châu (Vương Đình Trọng)
Kẻ thù ở sau lưng - dù lời thần đi nữa
Người phải trông bằng chính mắt của mình
Công chúa Mỵ Châu nép Vua cha, run sợ
Khi nửa trời khói lửa đao binh
Lông ngỗng rơi, lông ngỗng rơi trắng lối
Dứt áo ra như dứt thịt da mình
Phút ly loạn, chàng ở đâu chẳng tới
Trọng Thủy ơi, thiếp đã chạy xa thành!
Nước mắt rơi xoay tròn cơn gió
Lưng Cha cùng lưng ngựa đẫm mồ hôi
Lông ngông hết, thiếp sẽ rời lựng ngựa
Làm chiếc lông cuối cùng đợi chàng đấy, chàng ơi.
Và bất ngờ, An Dương Vương quay lại
Tưởng có lời an ủi của vua cha
Mỵ Châu ngửng mặt nhìn chờ đợi
Từ trời cao, một đường kiếm sáng loà
Không phải lông ngỗng rơi mà đầu lăn xuồng đất
Nằm cuối đường như dấu chấm câu
Sao bi chém? My Châu không hề biết
Máu tụ thành sỏi đó đất Hoan Châu.
Đã là vua lại có thần mách bảo
Tưởng sáng suốt hai lần và công lý gấp đôi
Mà người chết, không hiểu sao mình chết
Thì hồn oan còn đập cửa muôn đời.
Mấy ngàn năm dâu bể, lở bồi
Lúc yên bình và cả khi giặc giã
Xin đừng trách Mỵ Châu thêm nữa
Yêu chân thành, thật có tội gì đâu?
Viết về Mỵ Châu – Trọng Thủy đã có rất nhiều bài thơ ra đời. Có thể nói tác phẩm đã có sức dư âm mãnh liệt và làm người đọc day dứt bởi mối tình sâu nặng, oan trái giữa hai người. Dù cho ngàn đời sau người ta vẫn còn đọc lại và yêu thêm những giá tị mà tác phẩm để lại cho muôn đời.
Zaidap.com