01/06/2017, 11:51

Soạn bài Trí dũng song toàn (VNEN)

TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI TRÍ DŨNG SONG TOÀN A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Kể tên những người vừa mưu trí vừa dũng cảm mà em biết. Gợi ý: - Các anh hùng dân tộc thời xưa và nay. - Những nhân vật em đọc trong sách báo, ... Gợi ý: - Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toan, Nguyền Iluệ, Võ Nguyên Giáp. - Kim Đồng, Lê Văn ...

TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI TRÍ DŨNG SONG TOÀN A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Kể tên những người vừa mưu trí vừa dũng cảm mà em biết. Gợi ý: - Các anh hùng dân tộc thời xưa và nay. - Những nhân vật em đọc trong sách báo, ... Gợi ý: - Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toan, Nguyền Iluệ, Võ Nguyên Giáp. - Kim Đồng, Lê Văn Tám, Lý Tự Trọng 3. Chọn từ ngữ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B: Gợi ý: 1 - c; 2 - a; 3 - b; 4 - e; 5 - d 5. Thảo luận, trả ...

  SOẠN BÀI TRÍ DŨNG SONG TOÀN

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Kể tên những người vừa mưu trí vừa dũng cảm mà em biết.

Gợi ý:

- Các anh hùng dân tộc thời xưa và nay.

- Những nhân vật em đọc trong sách báo, ...

Gợi ý:

- Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toan, Nguyền Iluệ, Võ Nguyên Giáp.

- Kim Đồng, Lê Văn Tám, Lý Tự Trọng 

 

3. Chọn từ ngữ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B:

Gợi ý:

1 - c; 2 - a; 3 - b; 4 - e; 5 - d 

 

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1. Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”?

2. Cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh đã diễn ra như thế nào?

3. Hành động sai người ám hại ông Giang Văn Minh của vua nhà Minh đã nói lên điều gì?

4. Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? Viết câu trả lời của em vào vở.

Gợi ý:

1. Để vua nhà Minh bải bỏ lộ “góp giồ Liễu Thăng”, sứ thần Giang Văn Minh giả đò khóc lóc vì không được ở nhà để cúng giỗ cụ tố năm đời. Vua Minh cho việc đó là không phải lẽ và nhận ra việc góp giỗ Liễu Thăng là vô lí nên đã bãi bỏ, dù biết mình đã mắc mưu sứ thần.

2. Cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh diễn ra quyết liệt, không khoan nhượng, thể hiện sự cứng cỏi, bất khuất và lòng tự hào dân tộc của ông.

3. Hành động sai người ám hại ông Giang Văn Minh đã nói lên sự hòn hạ, nhục nhã của vua nhà Minh trước tinh thần bất khuất, khí phách hào hùng của ông Giang Văn Minh qua nội dung câu đối.

4. Ông Giang Văn Minh đã dùng mưu để bỏ lệ góp giỗ hằng năm và dũng cảm dùng vế đối thể hiện lòng tự hào dân tộc. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Trò chơi: Thi ghép nhanh các thẻ từ.

Mỗi nhóm có một bộ thẻ từ. Ghép thẻ từ “công dân” với từng the từ khác để tạo thành nhừng cụm từ có nghĩa. (SGK/45) - Viết các cụm từ đã ghép được vào vở.

Gợi ý:

- Nghĩa vụ công dân, quyền công dân, bốn phận công dân, trách nhiệm công dân, ý thức công dân, danh dự công dân, công dân gương mầu, công dân danh dự.

 

2. Chọn nghĩa ở cột A thích hợp với mỗi cụm từ ở cột B:

  A

 B

 (a) Điều mà pháp luật xã hội công nhận cho người dân được hương, được làm, được đòi hỏi.

 (1) Nghĩa vụ công dân

 (b) Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước.

 (2) Quyền công dân

 (c) Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác.

 (3) Ý thức công dân

 

Gợi ý:

a - 2; b - 3; c - 1

 

3. Viết đoạn văn theo đề bài sau:

Viết 3, 4 câu nêu cảm nghĩ của em về câu nói của Bác Hồ khi đến thăm đền Hùng: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Gợi ý:

Dân tộc ta có truyền thống yêu nước. Truyền thống ấy được truyền từ đời này sang đời khác. Với truyền thông ấy, ta đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Để xứng đáng là con cháu vua Hùng, mỗi người dân đều nhận thức được nghĩa vụ của mình là phải giữ lấy nước. Lời dạy của Bác đã khẳng định trách nhiệm của người công dân Việt Nam. 

 

5. Thi tìm và viết các từ (chọn bài a hoặc b):

a) Chứa tiếng bắt đầu hằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:

- Giữ lại để dùng về sau

- Biết rõ, thành thạo

- Đồ dựng đan bằng tre nứa, đáy phẩng, thành cao (thường dùng đế đựng cua, cá).

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:

- Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm.

- Lớp mỏng bọc bên ngoài cua cày, quả.

- Đồng nghĩa với giữ gìn.

Gợi ý:

a) - dành dụm, để dành

- rành mạch, rành rẽ

- cái giành

b) - dũng cảm, quả cảm

- vỏ

- bảo vệ

 

6. Chọn bài a hoặc b:

a) Chọn để điền r, d hay gi vào mỗi chỗ trống trong bài thơ “Dáng hình ngọn gió”. Viết lại các từ có chứa tiếng vừa điền vào vở (SGK/47)

b) Chọn để đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên các chữ in đậm trong mẫu chuyện vui “Sợ mèo không biết”. Viết lại các từ chứa tiếng vừa điền dấu thanh vào vở (SGK/47)

Gợi ý:

a) (1) rầm (2) rì, (3) dạo nhạc, (4) dịu, (5) rào, bao (6) giờ, Hình (7) dáng

b) (1) tướng, (2) mãi, (3) hãi, (4) giải, (5) cổng, (6) phải, (7) Nhỡ 

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

2. Trao đổi với người thân về ý nghĩa câu chuyện “Trí dũng song toàn”.

 

Gợi ý:

Câu chuyện Trí dũng song toàn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh với trí và dũng cua mình đã bảo vệ được quyền lợi và danh dự cua đất nước khi đi sứ nước ngoài.

0