01/06/2017, 11:01

Soạn bài tóm tắt tác phẩm tự sự

Soạn bài tóm tắt tác phẩm tự sự I. Phần bài học Câu 1. Tại sao phải tóm tắt tác phẩm. Đọc các tình huống và rút ra nhận xét như trong sách giáo khoa: sự cần thiết phải tóm tắt tác phẩm. Nêu tình huống khác cần phải tóm tắt tác phẩm: - Bà em mắt kém, không đọc được sách, bà nhờ em đọc và kể lại cho ...

Soạn bài tóm tắt tác phẩm tự sự I. Phần bài học Câu 1. Tại sao phải tóm tắt tác phẩm. Đọc các tình huống và rút ra nhận xét như trong sách giáo khoa: sự cần thiết phải tóm tắt tác phẩm. Nêu tình huống khác cần phải tóm tắt tác phẩm: - Bà em mắt kém, không đọc được sách, bà nhờ em đọc và kể lại cho bà nghe một câu chuyện trên báo văng nghệ. - Bạn không có và chưa được nghe kể về một số truyện trong cuốn Thần thoại Hi Lạp, bạn muốn em kể lại cho bạn nghe. Câu 2. ...

I. Phần bài học

Câu 1. Tại sao phải tóm tắt tác phẩm.

Đọc các tình huống và rút ra nhận xét như trong sách giáo khoa: sự cần thiết phải tóm tắt tác phẩm.

Nêu tình huống khác cần phải tóm tắt tác phẩm:

- Bà em mắt kém, không đọc được sách, bà nhờ em đọc và kể lại cho bà nghe  một câu chuyện trên báo văng nghệ.

- Bạn không có và chưa được nghe kể về một số truyện trong cuốn Thần thoại Hi Lạp, bạn muốn em kể lại cho bạn nghe.

Câu 2.

1.

a. SGK nên lên 7 sự việc khá đầy đủ của cốt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”. Tuy vậy vẫn thiếu một sự việc rất quan trọng trong sau sự việc thứ 4. Đó là sau khi Vũ Nương trẫm mình tự vẫn, một đêm Trương Sinh được đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó là người hay tới với mẹ đêm đêm, làm Trương Sinh hiểu ra vợ mình bị oan. Đây là sự việc quan trọng làm rõ kịch tính của câu chuyện.

b. Bổ sung thêm sự việc sau việc 4 vừa nêu.

2. Tóm tắt tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” trong khoảng 20 dòng.

“Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đầu quân đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn gọi là Vũ Nương. Vũ Nương ở nhà nuôi con, chăm mẹ chồng và một dạ chung thủy chờ chồng. Khi mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai nói có cha hay tới với mẹ đêm đêm, nghi vợ mình không chung thủy nên Trương Sinh dằn hắt vợ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau đó, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người cha hay tới với mẹ đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình bị oan. Cùng làng có người tên là Phan Lang do cứu mạng thần rùa Linh Phi nên khi chết đuối ở biển được Linh Phi cứu. Trong động Linh Phi dưới Thủy Cung, Phan Lang tình cờ gặp Vũ nương. Khi Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan cho vợ trên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương hiện về ngồi trên chiếc kiệu hoa vàng giữa dòng… lúc ẩn, lúc hiện”.

3. Tóm tắt ngắn gọn hơn.

“Chàng Trương Sinh vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan Trương Sinh trở về nghe lời nói của con trai, nghi là vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan bèn gieo mình xuống sông tự vẫn. Một đêm Trương Sinh cùng con ngồi bên đèn, đứa con bỗng chỉ chiếc bóng và bảo đó là người cha vẫn đã đến vơi mẹ đêm đêm. Lúc đó Trương mới hiểu ra vợ bị oan. Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương ở dưới thủy cung. Lúc trở về Vũ nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn. Trương Sinh lập đàn giải oan bên sông. Vũ Nương trở về trên chiếc kiểu hoa giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện rồi biến mất”.

II. Luyện tập

Câu 1. Tóm tắt tác phẩm tự sự đã học ở lớp 8.

Truyện: Lão Hạc

“Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn con chó Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con Vàng, mặc dù hết sức buồn bã đau đớn. Lão mang tất cả niềm tin dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối tất cả những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là để giết con chó nào đó hay đến vườn. Nhưng rồi lão bỗng dung chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.”

0