27/04/2018, 15:39

Soạn bài Tôi đi học SBT Ngữ Văn 8 tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 tập 1. Tóm tắt trình tự diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi di học. Từ đó, nhận xét về bồ" cục của tác phẩm. ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 tập 1. Tóm tắt trình tự diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi di học. Từ đó, nhận xét về bồ" cục của tác phẩm.

1. Tóm tắt trình tự diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học. Từ đó, nhận xét về bố cục của tác phẩm.

Trả lời:

   Dựa vào văn bản đoạn trích, có thể tóm tắt trình tự diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” theo trình tự :

   - Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng : biến chuyển của trời đất cuối thu (thời gian mở đầu một năm học) và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên tới trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại mình ngày ây cùng những kỉ niệm trong sáng. 

   - Trên con đường cùng mẹ tới trường.

   - Khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, nhìn mọi người, các bạn, lúc nghe "ông đốc" gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp.

   - Lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.

   Khi làm bài tập này, cần dựa vào trình tự trên để phân tích tâm trạng nhân vật.

   Bố cục này làm nên sự kết hợp hài hoà giữa tự sự với trữ tình của truyện ngắn Tôi đi học. Toàn bộ tác phẩm là “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” qua hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Tôi đi học mang tính chất tự truyện, một sáng tác đặc sắc của ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình Thanh Tịnh.

2. Phân tích và so sánh tâm trạng của nhân vật “tôi” ở hai đoạn văn sau :

   - Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Áp. Sân nó rộng, mừừi nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sự vẩn vơ.

   - Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật

Trả lời:

   Để phân tích, so sánh hai đoạn văn này, cần đặt chúng trong dòng cốt truyện của tác phẩm. Đây là hai đoạn văn diễn tả tâm trạng nhân vật “tôi” ở hai thời điểm khác nhau.

   Đoạn văn thứ nhât diễn tả tâm trạng “tôi” khi đứng trước ngôi trường ở lần đi học đầu tiên. Đó là tâm trạng ngỡ ngàng, mới lạ dù không phải mình thấy ngôi trường này lần đầu. Hôm nay, nhân vật “tôi” cảm thấy ngôi trường oai nghiêm, cao rộng còn mình thật bé nhỏ nên lo sợ vẩn vơ.

   Đoạn văn thứ hai diễn tả tâm trạng “tôi” khi đã rời bàn tay mẹ, được ông đốc khuyên nhủ, được thầy giáo trẻ tươi cười đón nhận rồi ngồi vào chỗ của mình trong lớp. Đó là tâm trạng tuy vẫn còn ngỡ ngàng nhưng đã bắt đầu cảm thấy âm áp, quyến luyến thật tự nhiên. Hãy giải thích xem tại sao “tôi” khổng còn cảm giác sợ hãi nữa (chú ý hình ảnh ông đốc, thầy giáo)... Từ đây với “tôi”, người bạn ngồi bên và mọi vật chung quanh bỗng trở nên thân thuộc. Tình cảm quyến luyến nảy nở bất ngờ mà tự nhiên trong lòng chú bé.

   Ở đoạn văn thứ nhất, nhân vật “tôi” bỗng cảm thấy lạ ước những điều tưởng chừng đã quen, ở đoạn văn thứ hai, nhân vật “tôi” từ lo sợ vấn vơ bỗng tự nhiên có cảm giác gần gũi, tin cậy. Qua hai đoạn văn này, chúng ta thấy niềm vui trong trẻo, ấm áp của nhân vật “tôi” trong ngày tựu trường đầu tiên được Thanh Tịnh ghi lại rất chân thực.

3. Cảm nhận của em về nghệ thuật so sánh của Thanh Tịnh qua ba trường hợp sau :

   - Tôi quên thê nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mây cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

   - Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

   - Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như nhữrìg người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

Trả lời:

   Chú ý từng nội dung so sánh và hình ảnh so sánh được đưa ra. Phân tích xem những hình ảnh ây được tác giả lấy ở đâu, có sức gợi cảm như thế nào. Suy nghĩ xem những hình ảnh so sánh ấy có hiệu quả nghệ thuật ra sao khi diễn tả tâm trạng, cảm xúc của con người.

4. Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc truyện ngắn Tôi đi học.

Trả lời:

   Để trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình sau khi đọc truyện ngắn này, cần thâm nhập không khí của câu chuyện mà rung cảm cùng nhân vật “tôi”. Có thể trình bày theo các hướng sau :

   - Buổi tựu trường đầu tiên có ý nghĩa như thế nào trong cuộc đời mỗi con người ? Những kỉ niệm trong dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” gợi lại cho ta điều gì ? Nội đung của truyện ngắn là những kỉ niệm rất riêng nhưng gần gũi, thân quen với mỗi chúng ta như thế nào ?

   - Về chất trữ tình nhẹ nhàng, thắm đượm của truyện ngắn ; về sự kết hợp hài hoà giữa miêu tả với biểu cảm của ngòi bút văn xuôi Thanh Tịnh.

   - Về sức lay động, giá trị lâu bền của truyện ngắn Tôi đi học.

5. Em hãy kể lại (bằng một bài viết ngắn) một kỉ niệm sâu sắc của mình về ngày tựu trường.

Trả lời:

   Bài tập này có tính chất luyện tập kĩ năng viết một bài văn với nội dung hoàn chỉnh. Muốn thực hiện có kết quả, cần viết bằng những suy nghĩ, cảm xúc chân thành. Khi viết, chú ý tái hiện cho sinh động bối cảnh không gian, thời gian, môi trường thiên nhiên,... Chú ý thể hiện tình cảm bạn bè, tinh cảm thầy trò trong buổi tựu trường.

Sachbaitap.com

0