Soạn bài Tính từ và cụm tính từ trang 153 SGK Văn 6 – Văn lớp 6...
Tính từ và cụm tính từ – Soạn bài Tính từ và cụm tính từ trang 153 SGK Văn 6. Câu 3. – Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong các câu ở mục 1 SGK Câu 1: Đọc các câu văr trong mục 1 SGKvà trả lời các câu hỏi sau: 1. Chỉ ra tính từ có trong các câu văn. 2. Kể thêm một số ...
Câu 1: Đọc các câu văr trong mục 1 SGKvà trả lời các câu hỏi sau:
1. Chỉ ra tính từ có trong các câu văn.
2. Kể thêm một số tính từ mà em biết và nêu ý nghĩa khái quát của chúng.
3. So sánh tính từ với động từ:
– Về khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ hãy, đừng.
– Về khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
Trả lời:
1. Các tính từ
a) bé, oai
b) vàng hoe, vầng lịm, vàng ối, vàng tươi.
2. Một số tính từ khác:
– xanh, đỏ, tím, vàng, trắng toát, đỏ au…
– chua cay, ngọt, bùi, mặn, chát…
– xiêu, vẹo, thẳng, hghiêng…
* Ý nghĩa khái quát của tính từ: chỉ đặc điểm, tính chất của sư vật, hành động trạng thái.
3. So sánh với động từ:
– Về khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, củng, vẫn: tính từ và động từ có khả năng giống nhau.
– Về khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ: tính từ bị hạn chế, còn động từ Óó khả năng kết hợp mạnh.
– Về khả năng làm chủ ngữ: tính từ và động từ giông nhau.
– Về khả năng làm vị ngữ: khả năng của tính từ hạn chế hơn động từ.
Câu 2: Trong các tính từ vừa tìm được ở mục 1 SGK:
– Những tính từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá…)
– Những tính từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ?
– Giải thích hiện tượng trên.
Trả lời:
– Những tính từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, quá, lắm) là: bé, oai.
– Những tính từ không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ là:
vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
– Giải thích:
+ Bé, oai: là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối.
+ Vàng là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đổi.
+ Tính từ tương đôi có thể kết hợp được với từ chỉ mức độ.
+ Tính từ tuyệt đối không thể kết hợp được với các từ chỉ mức độ.
Câu 3. – Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong các câu ở mục 1 SGK
Trả lời:
Phần trước |
Phần trung tâm |
Phần sau |
vốn/ đã / rất |
yên tĩnh nhỏ sáng |
lại vằng vặc / ở trên không |