06/05/2018, 14:39

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm 1. Nhu cầu biểu cảm của con người - Bài 1: Nỗi khổ đau bất lực, niềm cảm thương những thân phận bé nhỏ. - Bài 2: Tâm trạng người con gái trước muôn nẻo đường đời. - Người ta thổ lộ tình cảm để giãi bày, để kiếm tìm sự ...

Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

1. Nhu cầu biểu cảm của con người

   - Bài 1: Nỗi khổ đau bất lực, niềm cảm thương những thân phận bé nhỏ.

   - Bài 2: Tâm trạng người con gái trước muôn nẻo đường đời.

   - Người ta thổ lộ tình cảm để giãi bày, để kiếm tìm sự đồng cảm, sẻ chia.

   - Người ta cần làm văn biểu cảm khi trong có tâm tư, tình cảm, niềm vui, nỗi buồn muốn bày tỏ, sẻ chia.

2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

   a. - Hai đoạn văn biểu đạt :

       + (1) : nỗi nhớ qua việc nhắc lại một số kỉ niệm.

       + (2) : biểu hiện tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương.

   - Sự khác biệt so với nội dung văn bản tự sự, miêu tả : không hoàn toàn là kể hay tả mà, chưa có nội dung thật hoàn chỉnh, song đều thể hiện rõ tâm trạng, tình cảm.

   b. Ý kiến đó là đúng. Bởi nếu không là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn thì không đạt mục đích biểu cảm thực sự.

   c. Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên : Đoạn (1) bộc bạch trực tiếp qua từ ngữ, đoạn (2) thông qua miêu tả. Sử dụng các hình ảnh gợi liên tưởng sâu sắc.

Luyện tập

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Đoạn văn (a) là văn miêu tả, đoạn văn (b) là văn biểu cảm. Ở đoạn văn (b), tác giả sử dụng các chi tiết liên tưởng, lời văn khơi gợi bộc lộ gián tiếp tình cảm của mình: niềm yêu thích vẻ đẹp dân dã, sức sống tiềm tàng và khỏe khoắn của hoa hải đường.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Nội dung biểu cảm :

   - Sông núi nước Nam : niềm tự hào chủ quyền lãnh thổ đất nước, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền.

   - Phò giá về kinh : hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc.

Câu 3* (trang 74 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Một số bài văn biểu cảm hay : Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài), Lao xao (Duy Khán), Cây tre Việt Nam (Thép Mới), Cô Tô (Nguyễn Tuân), Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến), Bánh trôi nước (Bà Huyện Thanh Quan),…

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Tham khảo :

   Cứ mỗi lần có ai đi qua rao lên : “Ai đổi kẹo”, tôi lại tưởng như thấy mẹ tôi ngồi đầu hè gỡ tóc bằng cái lược gỗ màu vàng vàng, đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, và rồi mẹ vuốt cái lược, vo vo nắm tóc, giắt nó lên mái hiên nhà…

   Que kẹo mầm tuổi thơ…Mẹ ơi…Còn có bao giờ con được trông thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa.

Kẹo mầm (Băng Sơn)

Các bài Soạn văn 7 | Soạn bài lớp 7 hay khác :

Loạt bài Soạn văn lớp 7 | Soạn bài lớp 7 | Để học tốt Ngữ văn 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 7 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

0